Bảo đảm cơ sở pháp lý huy động vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 81 - 85)

Thị trường chứng khoán muốn phát triển tốt thì đầu tiên cần phải có một hành lang phát lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của nó. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán thì yếu tố đầu tiên là môi trường pháp lý, yếu tố thứ hai là hàng hoá trên thị trường và tiếp theo là tình hình chính trị và sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán [24].

Từ khi hình thành đến khi phát triển để thị trường chứng khoán sẽ đi từ quy mô thấp đến cao và mỗi một giai đoạn khác nhau thì cần phải có những thay đổi của pháp luật để phù hợp với giai đoạn và phù hợp với xu thế chung của việc thị trường chứng khoán thế giới, do đó nguồn gốc của sự ra đời các Văn bản pháp luật là từ vai trò của chứng khoán, thị trường chứng khoán và vai trò của pháp luật đối với TTCK đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu quản lý nhà nước đối với thị trường này.

Thị trường chứng khoán đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, có thể nói nhìn vào thị trường chứng khoán của một nước có thể đánh giá tình hình kinh tế của đất nước đó đang diễn ra như thế nào.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp từ khi thành lập đều cần phải có vốn,

ban đầu có thể là vốn tự có, tự góp nhưng muốn phát triển doanh nghiệp hơn lên thì cần phải huy động vốn từ bên ngoài, doanh nghiệp càng phát triển thì nhu cầu về vốn lại càng cao, do đó ngoài những kênh huy động vốn như vay ngân hàng, phát

75

hành cổ phần thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng là một trong những kênh huy động vốn hiệu quả và an toàn nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng vốn cho những mục tiêu trung và dài hạn từ việc huy động vốn qua kênh của thị trường chứng khoán.

Thông qua thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Sau khi đất nước chuyển giao từ thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1986 thì Việt Nam tập trung vào việc huy động vốn nước ngoài hơn là huy động vốn trong nước, điều này một phần là vì tình hình kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn, trong xã hội chưa có nhiều của cải, tiền bạc dư thừa để đầu tư vào doanh nghiệp. Cả một thời kỳ dài, các doanh nghiệp cần vốn để kinh doanh đều phụ thuộc hoàn toàn vào việc vay vốn từ ngân hàng. Năm 2000 thị trường chứng khoán được hình thành và phát triển tạo một dấu mốc quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc huy động vốn để hoạt động kinh doanh.

Thị trường chứng khoán khuyến khích người dân tiết kiệm để đầu tư vào sản xuất kinh doanh: Tất cả các nhà đầu tư nếu có tiền đều có thể mua được chứng

khoán mà không cần bất cứ điều kiện gì, các nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi có thể tự do lựa chọn nguồn tiền của mình một cách linh hoạt, tạo ra được lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt là đối với việc đầu tư trái phiếu thì nhà đầu tư không bị phụ thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp phát hành mà cứ đến hạn thanh toán thì doanh nghiệp phải trả cả gốc lẫn lãi cho nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán được coi là cầu nối giữa người có vốn với người đang thiếu vốn, giải quyết giữa cung và cầu về vốn.

Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng trật tự của luật pháp:

Hiện nay, với các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển thì việc nhà đầu tư muốn tìm kiếm thông tin của các doanh nghiệp là điều không quá khó khăn. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng chỉ muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có uy tín, có tiềm năng phát triển và độ tin cậy, an toàn cao. Các doanh nghiệp khi tham gia vào

76

thị trường chứng khoán thì phải thường xuyên công bố công khai minh bạch các thông tin của doanh nghiệp mình theo định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán nhà nước, đặc biệt là đối với công ty cổ phần đại chúng thì yêu cầu của việc công bố thông tin cao và khắt khe, rõ ràng hơn. Qua các kênh thông tin này thì nhà đầu tư có thể đánh giá được tình trạng của các doanh nghiệp. Thông qua việc chứng khoán tăng giảm của doanh nghiệp thì các nhà đầu tư có thể biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Do đó các doanh nghiệp muốn huy động được nhiều nguồn vốn thì cần phải có một “lý lịch sạch” mới thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và muốn được như thế thì doanh nghiệp phải sử dụng vốn một cách hiệu quả, phải có phương án, chiến lược rõ ràng trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh, không vi phạm pháp luật để làm sao cho các nhà đầu tư tin tưởng và muốn đầu tư vào doanh nghiệp mình.

3.1.2. Bảo đảm phát hành trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế

Thị trường trái phiếu của nước ta chưa thực sự phát triển là do còn thiếu một số điều kiện để công tác phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước đạt được hiệu quả cao. Do đó, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể để bảo đảm cho việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phù hợp với sự phát triển thị trường và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trên thị trường trái phiếu.

Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam loay hoay vẫn không tìm được lối ra. Bằng chứng thông qua giá trị phát hành trái phiếu chỉ lác đác ở vài doanh nghiệp lớn, nhưng ngày càng giảm về giá trị lẫn quy mô. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng thương mại. Nên dần theo thời gian, đã hình thành nên cụm từ “doanh nghiệp thường dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn”. Trong khi đó, với các nước trên thế giới thì quy mô và giá trị của nhà đầu tư ngày càng được mở rộng. Do đó, cần có những biện pháp tích cực để thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường trái phiếu.

77

Thị trường trái phiếu Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng thiếu tính bền vững. Điều đó, không chỉ hiện hữu thông qua tỷ lệ phát hành phát hành áp đảo của trái phiếu chính phủ mà còn ở cơ cấu kỳ hạn bất hợp lý. Việt Nam hầu như chỉ phát hành được trái phiếu dưới 5 năm, mà cụ thể hơn là dưới 3 năm, trong khi các nước trong khu vực là hơn 7 năm. Trên thế giới, quốc gia nào có cơ cấu kỳ hạn trái phiếu càng dài thì tính triển vọng và đánh giá xếp hạng tín nhiệm luôn ở mức cao. Bởi các nhà đầu tư nhìn thấy tính ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai ở quốc gia đó. Do đó, các doanh nghiệp nên có những đợt phát hành trái phiếu với kỳ hạn dài, linh hoạt để tạo sức hút đối với các nhà đầu tư.

Mặt khác cần có những quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên đấu thầu; cho phép phát hành sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ; hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành thị trường trái phiếu từ thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu để rút ngắn thời gian đưa trái phiếu doanh nghiệp vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; cải thiện lịch biểu đấu thầu và ngày đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp để thuận tiện cho nhà đầu tư…

Đối với các giải pháp thị trường, Bộ Tài chính cần phối hợp hơn nữa với NHNN trong việc điều hành thị trường tài khoá và thị trường tiền tệ, bảo đảm lãi suất phát hành trái phiếu và lãi suất tiền tệ được ổn định, ít biến động lớn. Thứ hai là phát triển hệ thống nhà đầu tư, khuyến khích phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường (như Quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm..) sẽ giúp giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng thương mại.

Xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài với các giải pháp căn bản như: ổn định nền kinh tế vĩ mô; xây dựng và phát triển các sản phẩm trái phiếu phái sinh như hợp đồng, kỳ hạn,... để phòng ngừa rủi ro trên trái phiếu doanh nghiệp; tăng cường tính công khai minh bạch trên thị trường thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho trái phiếu doanh nghiệp gồm đầy đủ dữ liệu thông tin về thị trường.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa có hệ thống nhà đầu tư thứ cấp thực sự, trong khi có quá nhiều thành viên đấu thầu và thành viên bảo lãnh phát hành.

78

Hiện nay, thành viên tham gia thị trường chủ yếu gồm các ngân hàng với vai trò là nhà đầu tư chính, tỷ lệ sở hữu chiếm trên 50% với kỳ hạn trái phiếu nắm giữ đến 5 năm; ngành bảo hiểm thì có khoảng 4 - 5 tổ chức tham gia với trái phiếu thời hạn khoảng 10 - 15 năm; còn các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán chưa mấy mặn mà và chủ yếu nhắm đến trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Do đó, cần phải phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp với nhiều giải pháp; phát triển hệ thống công nghệ thông tin bảo đảm hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt; rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết, tạo thanh khoản trên thị trường. Ngoài ra, thị trường cũng đang rất cần phải tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường tính công khai minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của thị trường quan trọng này.

Bên cạnh đó, cần phải xây dựng được chế định để bảo vệ quyền lợi của người sở hữu trái phiếu vì đây chính là biện pháp để đảm bảo cho thị trường trái phiếu phát triển ổn định, công bằng và hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho hệ thống, thể hiện qua việc đảm bảo tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và củng cố lòng tin của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam (Trang 81 - 85)