Khả năng tổng hợp indole-3-acetic acid (IAA) của vi khuẩn nội sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH CHỌN LỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VỐI (Trang 42 - 43)

Indole-3-acetic acid (IAA) là một dạng auxin, là chất điều hịa sinh trưởng của thực vật. IAA chi phối sự phân chia tế bào, sự giãn dài tế bào, phân hĩa sinh mơ, phát triển trái và hạt, chi phối giai đoạn đầu sự phát triển của cây trồng. IAA kích thích đồng thời sự giãn dài trục lá mầm, ngăn cản sự sinh trưởng của rễ chính, kích thích sự khởi đầu của rễ bên và sự thành lập lơng rễ (Theologies and Ray, 1982) [202]. Rất nhiều vi khuẩn nội sinh thuộc các chi Pseudomonas, Burkholderia,

Staphylococcus, Bacillus, Enterobacteria, Azospirillum và Gluconacetobacter là

những vi khuẩn cố định đạm nhưng nhờ vào khả năng sinh tổng hợp IAA của chúng nên cũng được xem là vi khuẩn kích thích sinh trưởng thực vật, gĩp phần làm tăng năng suất cây trồng (Kloepper et al., 1989) [113] .

Hầu hết các chủng cĩ khả năng cố định đạm đều thể hiện khả năng tổng hợp IAA. Tuy nhiên, hàm lượng IAA sinh tổng hợp được phụ thuộc vào lồi kí chủ, dịng vi khuẩn, điều kiện nuơi cấy như pH, nồng độ oxy và giai đoạn phát triển. Văn Thị Phương Như (2015) [21] đã phân lập được 457 dịng vi khuẩn nội sinh cây lúa vừa cĩ khả năng tổng hợp NH4+ và hịa tan lân khĩ tan vừa cĩ khả năng sinh tổng hợp IAA, trong đĩ, nhiều dịng cĩ khả năng tổng hợp IAA khá cao, lên đến 38,75 µg/ml sau 4 ngày nuơi cấy. Một số chủng vi khuẩn nội sinh cây cỏ chăn nuơi cũng cĩ khả năng sinh tổng hợp IAA cao trong điều kiện invitro như Klebsiella pneumonia G4 (37,85 mg IAA/l) và Micrococcus sp. (39,64 mg IAA/l) (Nguyễn Thị Thu Hà và cs., 2009) [11]. Ngược lại, hàm lượng IAA mà các chủng vi khuẩn nội sinh cây mía (Azospirillum spp. và Gluconacetobacter sp.) tổng hợp được trong điều kiện in vitro thấp hơn, chỉ đạt 17,75 µg/ml và 3,41 µg/ml (Đỗ Kim Nhung và Vũ Thành Cơng, 2011) [19]. Thậm chí vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa nội sinh cây chuối chỉ tổng hợp được 3,16 µg IAA/ml (Nguyễn Thị Huỳnh Như và cs., 2013) [20].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH CHỌN LỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VỐI (Trang 42 - 43)