Phương pháp lấy mẫu và theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH CHỌN LỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VỐI (Trang 72 - 75)

2.4.4.1. Phương pháp lấy mẫu

- Mẫu đất: lấy theo hình chiếu tán lá (cách gốc từ 1,2 - 1,4 m), lấy từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm bằng khoan chuyên dụng, mỗi cây lấy 1 mũi khoan, sau đĩ trộn đều làm mẫu đại diện cho ơ.

- Mẫu rễ: rễ tơ được lấy theo hình chiếu tán, lấy đến độ sâu 30 cm. Mỗi cây lấy ở 4 vị trí theo 4 hướng. Mỗi cơng thức lấy mẫu ở 5 cây, trộn đều thành 1 mẫu. Mẫu được giữ ẩm ở nơi mát và ly trích tuyến trùng ngay trong ngày.

- Mẫu lá: lấy ở cặp lá thứ 3 từ ngọn trở vào trên cành sinh trưởng bình thường, ở giữa tán, lấy bốn hướng đối diện và trên 5 cây (8 lá/cây) cách đều, sau đĩ trộn đều làm mẫu đại diện cho ơ. Mẫu lá được rửa sạch, bảo quản ở nơi thống mát và xử lý để phân tích hàm lượng diệp lục tố ngay trong ngày.

2.4.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:

Mỗi cơng thức thí nghiệm, đánh dấu cố định 3 cây để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng sau:

- Chiều cao cây (cm): dùng thước dây đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây. Theo dõi chỉ tiêu này đến thời điểm 6 tháng sau xử lý (6T SXL).

- Đường kính gốc (mm): dùng thước kẹp Palmer để đo đường kính gốc cây ở vị trí cách mặt đất 5 cm. Đường kính gốc thân được tính bằng trung bình cộng của 2 lần đo ở 2 vị trí vuơng gĩc.

- Số cặp cành: đếm tồn bộ số cặp cành mọc trên thân chính.

-Số cặp lá: đếm tồn bộ số cặp lá mọc trên thân chính. Theo dõi chỉ tiêu này đến thời điểm 6 tháng sau xử lý (6T SXL).

- Chiều dài cành cơ bản (cm): mỗi cây, đánh dấu và theo dõi cố định 4 cành phân bố theo 4 hướng. Mỗi cành, đo chiều dài từ vị trí phân cành đến đầu mút của cành.

- Số đốt trên cành cơ bản (đốt/cành): trên mỗi cành cơ bản theo dõi chỉ tiêu chiều dài cành, đếm tồn bộ số đốt.

-Số quả trên chùm: mỗi cây, đánh dấu và theo dõi cố định 4 chùm quả trên 4 cành phân bố theo 4 hướng. Trên mỗi chùm quả, đếm tồn bộ số quả trên từng chùm.

- Chiều dài đoạn cành dự trữ (cm): chiều dài đoạn cành dự trữ được đo từ vị trí chùm quả cuối cùng đến đầu mút cành và được tính bằng trung bình cộng của 4 lần đo ở 4 cành phân bố theo 4 hướng khác nhau.

- Số đốt trên đoạn cành dự trữ (đốt/cành): đếm tồn bộ số đốt trên các đoạn cành dự trữ theo dõi chiều dài.

- Năng suất quả tươi (tấn/ha): thu hoạch cà phê theo từng cơng thức, cân tồn bộ khối lượng và tính năng suất quả tươi quy đổi trên 1 ha (tấn quả tươi/ha).

-Tỉ lệ quả tươi: nhân: cà phê tươi sau khi thu hoạch được phơi hoặc sấy đến khi hạt cà phê nhân đạt ẩm độ 13%, sát tách vỏ, cân và tính tỉ lệ quả tươi: nhân.

- Năng suất nhân (tấn/ha) = ă ấ ả ươ ỷ ệ ươ : ℎâ

- Tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng 16 (%): nhân cà phê được rây qua sàng 16 cĩ đường kính lỗ rây 6,3 mm. Cân và tính tỷ lệ nhân cà phê trên sàng 16 so với tổng khối lượng nhân cà phê đem rây.

- Mật độ tuyến trùng Pratylenchus sp. và Meloidogyne sp. trong đất (con/50g đất): tuyến trùng trong đất được lọc bằng phương pháp lọc Berman cĩ cải tiến. Mẫu đất mang về phịng thí nghiệm, trộn đều theo từng mẫu rồi cân 50 g đất cho vào rây cĩ đường kính 10 cm, bên trong rây đặt một mảnh vải lọc khơng cho đất và tàn dư thực vật rơi xuống đĩa. Đặt rây vào đĩa và đổ nước từ từ ở mép ngồi của rây, giữ mực nước xâm xấp lượng đất trong rây. Để ở điều kiện nhiệt độ phịng trong 24 giờ. Tuyến trùng sẽ di chuyển qua màng lọc và rớt xuống đĩa. Khi đã đủ thời gian, bỏ rây ra khỏi đĩa, dùng bình tia xịt xung quanh và đáy đĩa để đảm bảo tuyến trùng khơng bị sĩt lại ở những vị trí này. Dịch lọc tuyến trùng bên trong đĩa được chuyển sang cốc đong thủy tinh dung tích 100 ml. Dùng kính kính soi nổi để xác định mật độ tuyến trùng trong dịch lọc.

- Mật độ tuyến trùng Pratylenchus sp. và Meloidogyne sp. trong rễ (con/100g rễ): tuyến trùng trong rễ được ly trích bằng phương pháp lọc qua rây. Rễ sau khi thu thập được rửa sạch dưới vịi nước mạnh, để ráo nước rồi cắt thành từng đoạn dài 0,5 - 1cm. Trộn đều mẫu rồi cân 5g rễ cho vào máy xay sinh tố chứa 100 ml nước, xay ba lần, mỗi lần 10 giây, sau mỗi lần xay nghỉ 10 giây. Hỗn hợp sau đĩ được chuyển sang rây lọc đường kính 10 cm và ngâm ở điều kiện nhiệt độ phịng trong thời gian 48 giờ. ở điều kiện phịng và làm tương tự như phần cịn lại của ly trích tuyến trùng trong

đất. Tuyến trùng sẽ di chuyển qua màng lọc và rớt xuống đĩa. Khi đã đủ thời gian, bỏ rây ra khỏi đĩa, dùng bình tia xịt xung quanh và đáy đĩa để đảm bảo tuyến trùng khơng bị sĩt lại ở những vị trí này. Dịch lọc tuyến trùng bên trong đĩa được chuyển sang cốc đong thủy tinh dung tích 100 ml. Dùng kính kính soi nổi để xác định mật độ tuyến trùng trong dịch lọc.

Hiệu quả của thuốc đối với mỗi lồi tuyến trùng trong rễ và trong đất tại các thời điểm điều tra được hiệu đính theo cơng thức Henderson - Tilton:

( ) % = 1 − ( ) 100

Trong đĩ:

+ Ta: Mật độ tuyến trùng sau xử lý ở cơng thức xử lý vi khuẩn. + Tb: Mật độ tuyến trùng trước xử lý ở cơng thức xử lý vi khuẩn. + Ca: Mật độ tuyến trùng sau xử lý ở cơng thức đối chứng. + Cb: Mật độ tuyến trùng trước xử lý ở cơng thức đối chứng.

- Hàm lượng đạm tổng số trong lá (% chất khơ trong lá): được xác định theo tiêu chuẩn 10TCN 451: 2001 (Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2001) [3].

- Hàm lượng lân tổng số trong lá (% chất khơ trong lá): được xác định bằng phương pháp quang phổ trên thiết bị UV Vis Jasco, Nhật Bản theo tiêu chuẩn 10TCN 453: 2001 (Bộ Nơng Nghiệp và Phát triển nơng thơn, 2001) [2].

- Hàm lượng diệp lục chlorophyll a (Chla), chlorophyll b (Chlb) và carotenoid (Ccar) được xác định bằng phương pháp quang phổ trên thiết bị UV Vis Jasco, Nhật Bản (Yoshida et al., 1976) [217].

- Mức tăng so với trước xử lý (%)= − 100

Trong đĩ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ SXL: giá trị trung bình sau xử lý + TXL: giá trị trung bình trước xử lý

- Mức tăng so với đối chứng (%)= Đ −Đ 100

Trong đĩ:

+ TN: giá trị trung bình ở cơng thức xử lý vi khuẩn + ĐC: giá trị trung bình ở cơng thức đối chứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH CHỌN LỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VỐI (Trang 72 - 75)