6. Bố cục khóa luận
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khai thác khách du lịch
khách sạn Pearl River
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường khai thác khách du lịch MICE tại khách sạn MICE tại khách sạn
Hoạt động phát triển thị trường khách du lịch MICE là một trong những nhiệm vụ đặc biệt trong chiến lược phát triển loại hình du lịch này tại khách sạn Pearl River.
Đối với khách quen, khách sạn phải luôn luôn đáp ứng chất lượng tuyệt hảo, kèm theo đó với các chính sách giảm giá, khuyến mại nhằm tạo ra sự thoải mái và tin tưởng cho khách. Đó chính là cơ sở để khách quay trở lại khách sạn trong những lần tiếp theo.
Để hoạt động phát triển thị trường phát triển khách du lịch MICE, khách sạn có thể khai thác từ những mối quan hệ để được giới thiệu khách hàng mới hoặc cũng có thể mạnh dạn tiếp xúc với khách hàng chưa quen biết, nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Nếu không áp dụng những biện pháp này thì hoạt động kinh doanh sẽ không đạt được hiệu quả vì “ tìm khách hàng tiềm năng được ví như hơi thở trong sự sự sống. Nếu không thở, bạn sẽ chết. Bởi vì, nếu không có một lượng khách hàng tiềm năng dồi dào để tiếp xúc thì điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không có khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ du lịch”.
Một trong những phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng là thông qua những trung tâm có khả năng gây ảnh hưởng lớn. Điều này có nghĩa là khách sạn nên tham gia vào các hội nghị, hội chợ về lĩnh vực MICE kể cả trong nước và quốc tế. Bởi những hội chợ như thế này sẽ thu hút nhiều nhà triển lãm và tổ chức hội nghị, hội thảo tham gia nhằm mục đích tiếp cận thị trường, mở rộng hợp tác kinh doanh với các đối tác trong lĩnh vực MICE từ khắp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia hội chợ, khách sạn có thể biết được xu thế phát triển của loại hình du lịch MICE trong tương lai sẽ ra sao, để từ đó có những biện pháp và định hướng thích hợp. Ngoài những hoạt động trên, nếu tham gia vào các hội chợ kiểu như trên, khách sạn có thể tiếp nhận thông tin, học hỏi kinh nghiệm và kí kết hợp tác với các đối tác. Bởi tại các hội chợ như thế này, khách sạn có thể tích lũy được nhiều thông tin bổ ích từ các chuyên gia đầu ngành trên thế giới và các diễn giả phần lớn họ là những nhân vật quen thuộc với du lịch Việt Nam.
Để chứng tỏ cho lợi ích nêu trên, người viết xin lấy ví dụ từ “Hội chợ IT và CMA 2003 tại Thái Lan”. Hội chợ IT & CMA lần thứ 11 diễn ra trong bối cảnh du lịch châu Á chậm phục hồi sau sự kiện SARS và chiến tranh Iraq. Tham gia hội chợ năm 2003 có 277 nhà hoạt động triển lãm và khách hàng; với 110 công ty từ 39 quốc gia tham dự ( Việt Nam, Đan Mạch, Indonesia, Mexico, Nepal, Nauy, Rumani...). Từ những nhận định về thách thức của lĩnh vực MICE trong khu vực, các nhà kinh doanh du lịch MICE cho rằng: “ Công nghiệp MICE khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cần phải nhanh chóng đổi mới, tăng cường sức cạnh tranh và đặc biệt trong công nghệ thông tin để thu hút khách trong lĩnh vực này”. Tuy nhiên, tình hình kinh tế suy thoái, nạn thất nghiệp, khủng hoảng hàng không, các chính sách du lịch thay đổi, ngân sách, cán cân chi phí các nước thâm hụt, bệnh SARS và nguy cơ khủng bố đã làm tình hình du lịch MICE có nhiều thay đổi.
Châu Á – Thái Bình Dương sẽ có nhiều hội nghị cấp vùng, quy mô sẽ nhỏ hơn, thời gian hội nghị và thời gian tổ chức đăng ký tham dự sẽ ngắn hơn, tình hình cạnh tranh quyết liệt do sự gia tăng nhanh chóng của các nhà cung cấp. Mặt khác, theo khảo sát năm 2006 của American Express Future Watch thuộc tổ chức hội thảo chuyên nghiệp quốc tế ( Meeting Professional International – MPI) thì các nhà hoạch định hội nghị, hội thảo sử dụng Internet tăng 36% trong việc tìm kiếm, lựa chọn các điểm hội thảo và các nhà cung cấp tăng 57% trong lĩnh vực cung cấp thông tin hội nghị trên hệ thống mạng.