Khoảng cách về vị trí

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 89 - 90)

II. Một số vấn đề đạo đức marketing mà các doanh nghiệpcần lư uý 1 Quảng cáo phóng đại xây dựng ảo tưởng về công dụng sản phẩm

2. Khoảng cách về vị trí

Ngoài việc thu hút khách hàng bằng giá bán, người bán nhà đất còn thu hút khách hàng bằng vị trí hấp dẫn. Những thông tin về dự án, miếng đất cách thành phố

5km, 10km với giá rẻ như đất ven thành phố được rao bán khắp nơi. Ví như, một dự án ở Bến Cát Bình Dương cách thành phố Hồ Chí Minh gần 100km mà lại được quảng cáo rằng đến đó chỉ mất khoảng 20 phút; tương tự, một dự án nằm cách sân bay Tân Sơn Nhất đến 7km, thế mà một số sàn giao dịch bất động sản lại giới thiệu với khách hàng rằng để đến được đó từ đường Kha Vạn Cân (Thủ Đức) chỉ mất khoảng 3 phút; một số người bán lại sử dụng điểm nhấn “trung tâm” cho bài quảng cáo, “đất trung tâm thành phố”, “đất trung tâm hành chính”,… Một số người làm quảng cáo nhà đất cho rằng phải ghi vậy để tạo độ hấp dẫn cho khách hàng đến tham quan dự án, còn nếu ghi thật quá thì ai cũng ngại đường xa không đến. Nếu để tên thật dự án thì mọi người đều tìm ra hết. Quảng cáo phải úp úp mở mở như thế thì khách hàng mới gọi cho môi giới và họ mới có cơ hội giới thiệu dự án cho khách hàng; và vì ai cũng làm như thế, một người bán hàng nào đó không làm như họ thì chẳng có khách hàng nào liên hệ với mình. Không ít khách hàng cảm thấy bực bội vì mình “bị lừa”.

Khoảng cách địa lý trong những mẫu quảng cáo được coi là đường “chim bay”, người ta chỉ có thể đi đến địa điểm mà người quảng cáo giới thiệu bằng phương tiện trên không nào đó; người bán nhà đất vẫn cứ “vẽ” ra những con đường như vậy để lôi kéo khách hàng, còn khách hàng đã “lỡ” đi rồi thì đi cho biết và đôi khi biết “không hề gần” hay đất cũng ở trung tâm nhưng là trung tâm thành phố mới được quy hoạch nào đó,… vẫn cứ mua dù có xa một chút hay dù sao đó cũng là trung tâm.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 89 - 90)