Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 125 - 128)

III. Các giải pháp tăng cường tính bảo mật thông tin cá nhân của người dùng Internet

1. Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng

Phong trào bảo vệ người tiêu dùng - bắt đầu vào những năm 60 của thế kỷ XX, xuất phát từ Mỹ. Đây là phong trào có tổ chức của người dân và cơ quan nhà nước về mở rộng quyền hạn và ảnh hưởng của người mua đối với người bán. Ở Mỹ hiện nay có cơ quan nhà nước bảo vệ người tiêu dùng, có tổ chức BBB (The Better Bussiness Bureau) với hàng trăm văn phòng trong nước và thế giới. Ở Úc và NewZealand có Bộ Người Tiêu dùng. Ở Việt Nam có VINASTAS (Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam), được thành lập 4/5/1988, là thành viên của tổ chức quốc tế người tiêu dùng (IC). Trong những năm qua, VINASTAS đã tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống hàng giả, chống hiện tượng mất an toàn về vệ sinh thực phẩm. Cung cấp những thông tin, phổ biến kiến thức hướng dẫn người tiêu dùng, hợp tác với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Trong Bộ luật hình sự mới của Việt Nam đưa thêm vào các điều 167, 170, 177 về Bảo vệ người tiêu dùng.

Dưới đây là tám quyền của người tiêu dùng đã được cộng đồng quốc tế công nhận và được thể hiện qua “Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêu dùng” của Liên Hiệp Quốc (LHQ) gửi các chính phủ thành viên. Đó là những quyền :

1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản: Là quyền được có những hàng hoá và dịch vụ cơ bản, thiết yếu bao gồm ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và vệ sinh.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi các chính phủ :

 Phát triển kinh tế xã hội một cách lành mạnh, công bằng và bền vững  Ưu tiên các lợi ích thiết yếu của người tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước.

 Có các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, có các cơ chế điều hành, kiểm tra và đánh giá thích hợp.

 Nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả thuốc chữa bệnh bằng các chính sách quốc gia về thuốc chữa bệnh.

2. Quyền được an toàn: Là quyền được bảo vệ để chống các sản phẩm, dịch vụ, các qui trình có hại cho sức khoẻ và cuộc sống.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Có các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ và có những biện pháp để các tiêu chuẩn đó được thực hiện.

 Có những phương tiện để thí nghiệm và chứng nhận về an toàn, chất lượng cho các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu.

 Có các chính sách để các nhà sản xuất kinh doanh phải thu hồi, thay thế, sửa đổi, hoặc bồi thường trong trường hợp họ đưa ra thị trường các sản phẩm và dịch vụ có hại hoặc hư hỏng.

3. Quyền được thông tin:Là quyền được cung cấp những thông tin cần thiết để có sự lựa chọn và được bảo vệ trước những quảng cáo hoặc ghi nhãn không trung thực.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về cách dùng và những nguy cơ do các sản phẩm tiêu dùng có thể gây ra.

 Đảm bảo những thông tin đúng đắn và những sản phẩm tiêu dùng được truyền bá tự do thuận lơi.

 Xây dựng các chương trình thông tin cho người tiêu dùng.

4. Quyền được lựa chọn:Là quyền được lựa chọn trong số các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp với giá cả phải chăng và chất lượng đúng yêu cầu.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Kiểm soát những thủ đoạn lạm dụng và hạn chế cạnh tranh.

 Các sản phẩm phải đủ bền, tin cậy và phù hợp với mục đích sử dụng.  Có những dịch vụ sau bán hàng và mạng lưới cung cấp phụ tùng thoả đáng.

5. Quyền được lắng nghe (hay được đại diện):Là quyền được đề đạt những mối quan tâm của người tiêu dùng đến việc hoạch định hoặc thực hiện các chủ trương chính sách của chính phủ cũng như việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ chức người tiêu dùng.  Tạo điều kiện cho các tổ chức người tiêu dùng có cơ hội bày tỏ ý kiến

trong quá trình hoạch định và quyết định.

6. Quyền được bồi thường:Là quyền được giải quyết thoả đáng những khiếu nại đúng, bao gồm quyền được bồi thường trong trường hợp sản phẩm không đúng như là giới thiệu, trường hợp hàng giả mạo hoặc dịch vụ không thoả mãn yêu cầu.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Thiết lập các cơ chế bồi thường nhanh chóng, trung thực, thuận tiện.  Các nhà sản xuất kinh doanh giải quyết các tranh chấp một cách trung thực, nhanh chóng và đơn giản.

 Các nhà sản xuất kinh doanh cần thiết lập các cơ chế tự nguyện như các dịch vụ tư vấn, các qui trình giải quyết một cách đơn giản cho người tiêu dùng.

7. Quyền được giáo dục về tiêu dùng:Là quyền được tiếp thu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể lựa chọn sản phẩm dịch vụ một cách thoả đáng, được hiểu biết về các quyền cơ bản và trách nhiệm của người tiêu dùng, được biết làm cách nào để thực hiện được các quyền và trách nhiệm của mình.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Đưa việc giáo dục tiêu dùng vào trường học,

 Thiết lập các chương trình giáo dục, có chú ý đến lợi ích của những người tiêu dùng có thu nhập thấp,

 Có những chương trình tập huấn cho giáo dục viên, cho nghiệp vụ thông tin đại chúng và cho những người tư vấn cho người tiêu dùng.  Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoặc góp phần thực hiện các

chương trình giáo dục cho người tiêu dùng.

8. Quyền được có một môi trường lành mạnh và bền vững:Là quyền được sống trong một môi trường không hại đến sức khoẻ hiện tại và tương lai.

Bản hướng dẫn của LHQ kêu gọi :

 Có những biện pháp an toàn về sử dụng, sản xuất và lưu trữ các loại thuốc trừ dịch hại và các hoá chất.

 Trên các nhãn của thuốc trừ dịch hại và hoá chất phải có đầy đủ thông tin liên quan đến sức khoẻ và môi trường.

Một phần của tài liệu KY YEU HOI THAO DAO DUC MARKETING (Trang 125 - 128)