Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 33 - 34)

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về kế toán CPSXKD trong DN và thực trạng kế toán CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh Miền Trung.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Phạm vi khảo sát là các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh Miền Trung, trừ các công ty tư nhân có quy mô sx siêu nhỏ. Trong đó, SP của các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung chủ yếu là phôi thép và thép. Do đó, giới hạn của đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu kế toán CPSXKD thông thường với SP phôi thép và SP thép tại các công ty cổ phần sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung. Không nghiên cứu về kế toán CP tài chính và CP khác.

- Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng kế toán CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh Miền Trung 4 năm, từ năm 2015 – 2018.

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu trên phương diện KTTC và KTQT. Cụ thể:

Trên góc độ KTTC: Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và đề xuất giải pháp theo các nội dung bao gồm (xác định nguyên tắc kế toán chi phối KTCPSXKD, xác định CPSXKD, ghi nhận và trình bày thông tin về CPSXKD).

Trên góc độ KTQT: Nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và đề xuất giải pháp theo các nội dung bao gồm (phân loại CPSXKD, xây dựng định mức CPSXKD, lập dự toán CPSXKD, thu thập thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị, phân tích thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị).

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 33 - 34)

w