Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 41 - 44)

8. Kết cấu của đề tài

1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất kinh doanh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng, huy động các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luân chuyển lưu thông hàng hóa, thực hiện hoạt động đầu tư. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với quản lý, thường quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ những loại chi phí nào với số lượng bao nhiêu để đạt được mức doanh thu nào đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.

- Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS01), CP là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu, và không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu [6].

- Theo quan điểm của kinh tế học, CP giữ một vị trí quan trọng có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của DN. CP của một thứ là cái mà bạn phải bỏ ra để có được thứ đó (Nguyên lý của kinh tế học - N Gregory Mankiw). Theo quan điểm của kinh tế học, CP là những tổn phí mà công ty đã bỏ ra (gánh chịu) để sx và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. CP là thước đo trình độ tổ chức quản lý sản xuất, là công cụ cạnh tranh hữu hiệu và là cơ sở để đưa ra quyết định nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận của DN. Khi các nhà kinh tế nói đến CP của DN, họ tính đến cả CP cơ hội phát sinh trong quá trình sx ra sản lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty. Nó gồm 2 loại:

+ CP cơ hội hiện (CP hiện): Đây là các khoản CP thực tế phát sinh trong quá trình SXKD của công ty. Ví dụ như: CP lương công nhân sản xuất, tiền mua nguyên vật liệu,...

+ CP cơ hội ẩn: Những CP không thể hiện trong tính toán trên sổ sách giấy tờ, thể hiện phần thu nhập mất đi.

Sự khác biệt trong CP cơ hội ẩn và CP cơ hội hiện cho thấy điểm khác nhau quan trọng giữa phân tích kinh tế của các nhà kinh tế và các nhà kế toán.

+ CP kế toán: Là toàn bộ các CP mà công ty đã thực chi ra để sx hàng hóa và dịch vụ. Nó chính là CP hiện.

+ CP kinh tế: Là CP kế toán và CP ẩn hay nói cách khác nó bao gồm cả CP hiện và CP ẩn.

Chi - Trương Thị Thủy, 2018): “CP là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao

động sống cần thiết, lao đông vật hóa và các CP khác mà đơn vị bỏ ra để tiến hành các hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định” [37].

Theo quan điểm này thì CP không chỉ bao gồm các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa như các quan điểm trước kia mà hiện nay còn bao gồm cả các CP khác nữa và nó được tính toán và đo lường bằng đơn vị tiền tệ trong môt thời kỳ nhất định, có thể hiểu trong môt kỳ kế toán (do nhà nước quy định và do các DN thực hiện cho phù hợp với quy định đề ra).

- Theo quan điểm của các nhà tài chính (PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm - TS Bạch Đức Hiển, 2018): CP là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao, CP hao mòn

máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các khoản CP khác phát sinh trong quá trình SXSP hàng hóa, dịch vụ của DN trong một thời kỳ nhất định [25].

Như vậy, qua các quan điểm trên có thể định nghĩa được CP của DN bao gồm: + CPSXKD: Là một trong những yếu tố cơ bản để xác định được lợi nhuận của DN. Đó là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa mà DN bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong một thời kỳnhất định.

+ CP khác: Là các khoản CP ngoài các CPSXKD phát sinh trong quá trình hoạt động KD thông thường của DN, như CP về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng; bị phạt khi truy nộp thuế...

- Theo quan điểm của kinh tế chính trị (Đ.I. Rô-Den-Be, 1976): Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sx hàng hóa. Để tiến hành sản xuất, bất kỳ phương thức nào đều gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản nhằm tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác “quá trình hoạt động SXKD là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản (lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động), để tạo ra những vật phẩm cần thiết phục vụ con người”, đồng thời quá trình sx hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân ba yếu tố trên. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sx hình thành nên các khoản CP tương ứng. Như vậy, CPSXKD của DN là các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các CP cần thiết khác mà công ty chi ra trong quá trình hoạt động SXKD biểu hiện bằng thước đo tiền tệ, được tính cho một kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác, “CPSXKD là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà DN phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sx và tiêu thụ SP, hàng hóa, dịch vụ”[69].

Tóm lại, có nhiều khái niệm về CPSXKD. Điều này chỉ ra rằng không có một định nghĩa duy nhất cho CPSXKD. Bởi hai lý do: Một là, CPSXKD phát sinh và sử dụng cho một số mục đích cụ thể; Hai là, cách mà CPSXKD được sử dụng sẽ xác định cách tính toán CPSXKD và ghi nhận, phân tích, xử lý, CPSXKD. Do đó theo quan

điểm của tác giả, CPSXKD của DN là các hao phí về các nguồn lực mà DN đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ.

Bản chất chi phí sản xuất kinh doanh: Trong hoạt động SXKD, các công ty luôn ý thức được nguyên tắc phải đảm bảo trang trải được các phí tổn đã đầu tư để sx và tiêu thụ SP. Mặt khác, DN phải bỏ ra các CP cho các hoạt động khác, tất cả các CP này đã tạo nên CP của DN. Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình các DN đồng thời phải quan tâm đúng mức đến CP và CPSXKD. Một mặt, khi SXSP công ty phải biết được CP dùng để sx và tiêu thụ SP là bao nhiêu và nó phải nằm trong giới hạn của sự bù đắp, nếu vượt qua giới hạn này thì công ty sẽ bị lỗ, đây cũng là cơ sở để công ty xác định giá bán SP, do đó công ty phải quan tâm đến CPSXKD.

Mặt khác, CPSXKD của công ty luôn mang tính hai mặt, một mặt CPSXKD có tính khách quan, nó thể hiện sự chuyển dịch các hao phí mà công ty đã bỏ ra vào giá trị sử dụng được tạo ra, đây là sự chuyển dịch mang tính khách quan không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Một mặt khác, hao phí về các yếu tố trong quá trình SXKD của công ty có thể mang lại tính chủ quan nó phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý cụ thể… của từng công ty.

Trong quá trình hoạt động SXKD, công ty phải sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình SXKD đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong quá trình này, DN phải bỏ ra các hao phí về lao động sống là những CP liên quan đến việc sử dụng yếu tố mức lao động như CP tiền lương, các khoản theo lương,... và CP về lao động vật hóa là các khoản CP liên quan đến việc sử dụng tư liệu lao động, đối tượng lao động như CP khấu hao tài sản cố định, CP nguyên vật liệu... cho hoạt động sx thể hiện ở Sơ đồ 1.1 như sau:

Sơ đồ 1.1. Quá trình sản xuất sản phẩm

Như vậy, để tiến hành sx SP, hàng hoá, người sx phải bỏ chí phí về thù lao lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động. Sự hình thành nên CPSXKD để tạo nên giá trị sx là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.

Do đó, bản chất của CPSXKD là sự dịch chuyển các yếu tố của quá trình SXKD trong kỳ vào giá trị SP. Về mặt lượng, CPSXKD phụ thuộc vào hai yếu tố là: Khối lượng sức lao động và tư liệu sản xuất; giá cả tư liệu sx đã tiêu hao và tiền công của một đơn vị lao động đã hao phí bỏ ra trong kỳ SXKD. Xét theo tính chất riêng biệt thì CPSXKD bao gồm tất cả các CP mà DN phải chi ra để tiến hành các hoạt động SXKD

NVL, nhân công,

bất kể CP đó là cần thiết hay không cần thiết, chủ quan hay khách quan.

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 41 - 44)

w