Phân tích thông tin chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 138 - 140)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.4. Phân tích thông tin chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản

Theo kết quả khảo sát (Phụ lục 01, 02, 03) cho thấy, các công ty sx thép trên địa bàn các tỉnh miền Trung chỉ lập hai loại báo cáo phân tích CPSX là báo cáo phân tích CPSXSP và báo cáo phân tích CPSX bộ phận. Tuy nhiên, không phải mọi công ty đều lập hai loại báo cáo này.

Tỷ lệ lập báo cáo phân tích CPSX cao thuộc về nhóm công ty có cơ cấu bộ phận trực tuyến chức năng (chủ yếu các công ty cổ phần). Tình trạng này cũng xảy ra đối với báo cáo phân tích CPSX theo bộ phận với xu hướng là càng tham gia vào nhiều giai đoạn thì có tỷ lệ lập báo cáo phân tích càng cao. Các công ty cơ cấu bộ phận trực tuyến giản đơn chỉ lập báo cáo phân tích CPSX SP, không lập báo cáo phân tích CPSX bộ phận. Sự thiếu hụt các báo cáo phân tích CPSX hoạt động, khách hàng hay các công việc đã hạn chế khả năng đáp ứng thông tinCPSX phục vụ quản trị các đối tượng chịu phí này. Tác giả minh họa bảng Báo cáo phân tích chênh lệch CPNCTT năm 2018 tại Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng theo Bảng 2.57 (Phụ lục 2.53).

Về kỹ thuật phân tích: Kỹ thuật phân tích CPSX tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung chủ yếu là so sánh giữa CPSX thực tế và CPSX dự toán, hoặc CPSX thực tế kỳ báo cáo với kỳ trước. Tuy nhiên, kỹ thuật phân tích còn đơn giản, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc xác định biến động tổng CPSX một cách cơ học và tập trung chủ yếu vào nhóm các công ty có cơ cấu tổ chức đơn giản hoặc cơ cấu bộ phận chức năng. Nhóm các công ty có cơ cấu tổ chức đơn vị trực tuyến chức năng như công ty cổ phần Thép Dana - úc, công ty cổ phần Thép Dana – Ý, công ty cổ phần Thép Việt Mỹ,… thì thực hiện phân tích chênh lệch CPSX theo lượng và giá. Tuy nhiên, việc phân tích này cũng chỉ giới hạn ở khoản mục CP NVL bởi vì những khoản mục này đã được định mức vật tư tiêu hao. Việc phân tích CPSX cũng chỉ thuần túy là xác định biến động về giá trị nên ít có giá trị đối với hoạt động quản lý. Nhà quản trị không thể xác định được nguyên nhân gia tăng CP để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kết quả điều tra cho thấy, 100% các công ty khi phân tích biến động CPSX đều không gắn với phạm vi hoạt động, các khoản mục CP cố định trên các báo cáo phân tích CPSX không được cụ thể ở các mức độ hoạt động khác nhau. Việc cào bằng CP cố định cho mọi mức độ hoạt động dẫn đến không đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động và hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Về phân tích CVP: Kết quả khảo sát từ mẫu nghiên cứu cho thấy 100% công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung không phân tích CVP phục vụ xác định điểm hòa vốn và lựa chọn phương án KD.

Về nội dung phân tích: Khảo sát hệ thống báo cáo phân tích CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung nghiên cứu điển hình cho thấy các chỉ tiêu trên báo cáo phân tích CPSXKD tương tự như báo cáo CPSXKD thực hiện chỉ khác là báo cáo phân tích CPSXKD phản ánh các chỉ tiêu đó theo số thực tế, số kế hoạch hoặc số kỳ trước. Như vậy, về bản chất báo cáo phân tích

CPSXKD chỉ cung cấp thêm thông tin tăng giảm CPSXKD giữa thực tế với kế hoạch hoặc giữa kỳ này với kỳ trước chứ chưa cung cấp được thông tin phục vụ đánh giá tình hình thực hiện CPSXKD trong mối quan hệ với việc đạt được mục tiêu chiến lược của công ty cũng như phục vụ đánh giá trách nhiệm quản trị các cấp. Ngoài ra, phỏng vấn sâu nhà quản trị tại các công ty nghiên cứu điển hình cho thấy các báo cáo phân tích CPSXKD chỉ hướng tới đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị cấp cao mà không hỗ trợ thông tin cho nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở. Nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở thường phải sử dụng các chỉ tiêu hiện vật như số lượng, định mức để ra các quyết định tác nghiệp, họ không có hoặc có rất ít thông tin CPSX liên quan đến các hoạt động vì thế họ ít có cơ hội để ra các quyết định cải tiến hoạt động, cải tiến quy trình nhằm đạt được mục tiêu liên tục cắt giảm chi phí.

Về phân loại CPSXKD trên các báo cáo phân tích CPSXKD: Kết quả khảo sát báo cáo phân tích của các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung nghiên cứu điển hình cho thấy báo cáo phân tích CPSXKD chủ yếu được phân loại

CPSXKD theo yếu tố CP kết hợp với khoản mục và chức năng hoạt động. Để hỗ trợ cho việc đánh giá và ra quyết định, sự biến đổi của CPSXKD cần được nhận diện trong mối quan hệ với mức độ hoạt động và khả năng có thể kiểm soát CP đối với từng cấp quản trị trong tổ chức. Với cách phân loại và trình bày CPSXKD như hiện nay, các báo cáo phân tích CPSXKD sẽ không đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát CPSXKD , đánh giá kết quả thực hiện, đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như ra các quyết định liên quan đến giá bán, cơ cấu sản lượng trong ngắn hạn.

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 138 - 140)

w