8. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Định hướng phát triển của các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh
3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất kinh doanhtrong các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung
3.1.1. Định hướng phát triển của các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn cáctỉnh miền Trung tỉnh miền Trung
Ra đời những năm đầu của thập niên 80 nhưng chỉ mới thực sự phát triển trong một thập niên với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 13% - 15% nên các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, CPSX thép thành phẩm của Việt Nam còn cao hơn các nước trong khu vực và trên thế giới do phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào (80% sắt phế liệu, gần 30% phôi, 100% thép cuộn cán nóng, gần 100% than cốc...) và hao phí năng lượng lớn vì sx bằng công nghệ lò điện lạc hậu, công suất thấp. CPSX cao dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu. Không những thế, chất lượng thép Việt Nam còn thấp, cơ cấu SP nghèo nàn, mất cân đối. Để định hướng ngành thép phát triển bền vững thì ngày 4/9/2007 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007- 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 với mục tiêu cụ thể như sau:
- Giảm thiểu sự mất cân đối giữa sx gang, phôi thép với thép thành phẩm, giữa SP thép dài với thép dẹt.
- Trong 10 năm tới, các cơ sở luyện kim mới phải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, trang bị các thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường. Những công ty nào sử dụng các công nghệ và máy móc lạc hậu như lò cao dưới 200m3, lò điện và lò chuyển dưới 20 tấn/mẻ, dây chuyền cán thép công suất dưới 100 tấn/ca và các loại máy móc, thiết bị phụ trợ lạc hậu khác sẽ bị loại bỏ.
- Kiểm soát chặt chẽ an toàn hoá chất, khí thải, đặc biệt là những hoá chất có mức độ độc hại ở các cơ sở sx SP thép dẹt cán nguội, mạ tráng kim loại, sơn phủ màng hữu cơ, các phòng thí nghiệm, các cơ sở sx cốc, thiêu kết và hoàn nguyên quặng sắt.
- Coi trọng và khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trong nước liên kết, hợp tác với nước ngoài đầu tư xây dựng một số tổ hợp mỏ - luyện kim, nhà máy thép liên hợp và nhà máy cán thép dẹt quy mô lớn.
Với quy hoạch phát triển ngành thép như trên, trong 10 năm tới số lượng các công ty tham gia 1 và 2 giai đoạn sẽ giảm, số lượng các công ty tham gia 3 hoặc 4 giai đoạn sẽ gia tăng. Đồng thời công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ thay thế thiết bị lạc hậu, điều này dẫn đến sự thay đổi trong quy trình sx và cơ cấu chi phí. Tỷ trọng CP gián
tiếp sẽ gia tăng, tỷ trọng CP trực tiếp sẽ giảm xuống, CPBH và CPQL công ty sẽ tăng trong cơ cấu CP của công ty. Ngoài ra, sự chuyển dịch hoạt động sx về phía thượng nguồn để phát triển vùng nguyên liệu bền vững, giá rẻ đòi hỏi nhà quản trị các công ty sx thép trên địa bàn các tỉnh miền Trung không chỉ tập trung vào khâu luyện và cán mà phải tập trung vào quản trị khâu khai thác quặng, luyện cốc, luyện gang. Những thay đổi trong cơ cấu chi phí, công nghệ, thiêt bị, quy trình sx và phương thức KD sẽ dẫn đến sự chuyển dịch trọng tâm từ nhu cầu thông tin CP theo SP sang nhu cầu thông tin CP theo hoạt động, theo khách hàng, theo giai đoạn và theo bộ phận.
Ngoài ra, sự gia tăng các công ty quy mô lớn tham gia vào nhiều giai đoạn trong chuỗi chế biến làm tăng số lượng các công ty có cơ cấu bộ phận chiến lược trong đó nhà quản trị các bộ phận sẽ được phân quyền sâu rộng hơn. Lúc này, nhà quản trị bộ phận không chỉ chịu trách nhiệm về sản lượng hoặc khối lượng công việc mà còn phải chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động tài chính tại bộ phận mình. Do đó, thông tin CP không chỉ chú trọng phục vụ nhà quản trị cấp cao và cấp trung mà còn phải đáp ứng được những yêu cầu của nhà quản trị cấp cơ sở. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu thông tin CP phục vụ quản trị các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong giai đoạn tới, KTQT CPSXKD cần phải cải tiến tất cả các nội dung từ xây dựng định mức, lập dự toán, thiết kế phương pháp xác định CPSXKD , hệ thống báo cáo CPSXKD và phân tích thông tin CPSXKD phục vụ cho việc ra quyết định.