Thu thập thông tin chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 133 - 138)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.3. Thu thập thông tin chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị

Phương pháp xác định chi phí tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung

1 0.9 0.8 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 Thực tế Thông thường Tiêu chuẩn

Công ty cổ phầnCông ty TNHHCông ty tư nhân

03) cho thấy, hiện tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung đang áp dụng phương pháp CP thực tế, CP thông thường và CP tiêu chuẩn. Trong đó, phương pháp CP thực tế hiện đang được áp dụng trong tất cả các công ty có cơ cấu theo mô hình trực tuyến giản đơn (các công ty TNHH và tư nhân), phương pháp CP thông thường và phương pháp CP tiêu chuẩn được áp dụng trong các công ty có cơ cấu theo mô hình trực tuyến chức năng (đối với tất cả các công ty cổ phần). Việc thống kê tỉ lệ áp dụng các phương pháp xác định CP tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung được tác giả tổng hợp ở Bảng 2.49 như sau:

Bảng 2.49. Thống kê tỉ lệ áp dụng các phương pháp xác định chi phí Tên công ty Phương pháp xác định chi phí

Thực tế Thông thường Tiêu chuẩn Tổng

Công ty cổ phần - 66.67% 33.33% 100%

Công ty TNHH 100% - - 100%

Công ty tư nhân 100% - - 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thông qua bảng thống kê tỉ lệ áp dụng các phương pháp xác định CP tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung, tác giả lượng hóa qua Biểu đồ

2.13 sau:

Biểu đồ 2.13. Thống kê tỉ lệ áp dụng các phương pháp xác định chi phí

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Trên phương diện đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí, các phương pháp xác định CP khác nhau sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin CP về các đối tượng chịu phí khác nhau.

Những công ty áp dụng phương pháp CP tiêu chuẩn thì đáp ứng nhu cầu thông tin CP tốt hơn những công ty áp dụng phương pháp CP thông thường và phương pháp CP thực tế. Tuy nhiên, so với cầu của quản trị thì những công ty áp dụng phương pháp CP tiêu chuẩn vẫn chưa đáp ứng được. Điều này cho thấy cần phải xem xét lại các phương pháp xác định CP hoặc là cải tiến hoặc là phải chuyển đổi sang phương pháp khác để có thể đáp ứng tốt hơn. Quy trình áp dụng các phương pháp xác định CP bao gồm:

Xác định CP cho đối tượng chịu phí là SP

Tại các công ty sx phôi và cán thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung sẽ được đưa vào cán thành các loại SP có kích thước và hình dạng khác nhau nên giá thành SP được xác định theo thành phần hóa học, chủng loại và kích thước. Như vậy, để tính giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn và giá thành SP hoàn thành, KTQTCP phải xác định đối tượng tập hợp CP và đối tượng tính giá thành ở từng giai đoạn được khái quát ở Bảng 2.50 (Phụ lục 2.46).

Quy trình ghi sổ và lập báo cáo CPSXKDtheo phương pháp CP tiêu chuẩn tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung được mô tả ở Sơ đồ 2.9 (Phụ lục 2.47).

Hàng ngày, kế toán chi tiết chỉ theo dõi CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC trên sổ kế toán chi tiết theo số thực tế phát sinh. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào thống kê vật tư tiêu hao để sx SP và căn cứ vào đơn giá kế hoạch trên dự toán để lập báo cáo giá thành nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch. Cuối quý, tổng hợp toàn bộ CP thực tế phát sinh từng tháng và so sánh với số dự toán, số tạm tính trên báo cáo giá thành để lập báo cáo giá thành và các nhân tố tăng giảm giá thành phục vụ phân tích chênh lệch chi phí. Tuy nhiên, việc xác định chênh lệch CP chỉ dừng lại ở chênh lệch do lượng sử dụng và chênh lệch do giá mua, hoặc giá chuyển giao nội bộ chứ chưa phân tích chênh lệch CP do thay đổi cơ cấu chi phí, tăng năng suất,... Ngoài ra, các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung không sử dụng hệ thống tài khoản phản ánh chênh lệch CP và xử lý chênh lệch CP vì vậy thông tin trên sổ kế toán thuần túy chỉ phản ánh theo số thực tế. Các số liệu về giá thành tạm tính hàng tháng theo đơn giá kế hoạch được tổng hợp riêng trên báo cáo giá thảnh tạm tính. Cuối quý, điều chỉnh số tạm tính về số thực tế. Như vậy, giá chuyển giao nội bộ cuối quý chính là CPSX thực tế phát sinh hay nói cách khác công ty này định giá chuyển giao nội bộ trên cơ sở chi phí.

Đối với các công ty TNHH và các công ty tư nhân tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung có mô hình tổ chức bộ phận đơn giản, tham gia vào 1 giai đoạn trong chuỗi chế biến. Đây là công ty quy mô nhỏ chuyên cán thép ống và tính giá thảnh SP theo phương pháp CP thực tế. Đối tượng tập hợp CP là thép ống hộp chung và tính giá thành chung cho thép ống hộp mà không chi tiết theo thành phần hóa học hay hình dạng, độ dầy của SP. Vì thế, toàn bộ CPSX sẽ được tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu phí là thép ống hộp các loại rồi tính giá thành chung cho 1 kg SP.

Việc phân tích chi tiết giá thành SP được minh họa ở Bảng 2.51 (Phụ lục 2.48).

Xác định CP cho đối tượng chịu phí là bộ phận

Đối với các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung có cơ cấu bộ phận chức năng thì CP tại các bộ phận được xác định từ các tổ sx đến phân xưởng, phòng ban chức năng và chi nhánh. Đối với khối sản xuất, việc xác định CP tại các bộ phận được chia thảnh CP trực tiếp và CP gián tiếp được phản ánh trên hai báo cáo riêng. Tại phân xưởng luyện - nơi diễn ra hoạt động sx phôi thép và tại phân xưởng cán – nơi diễn ra hoạt động cán thép CP được tập hợp trực tiếp cho từng tổ sxvà từng phòng chức năng của phân xưởng theo yếu tố CP (Bảng 2.52 – Phụ lục 2.49).

Báo cáo CP bộ phận sẽ là cơ sở để đánh giá giá trị tiết kiệm và lãng phí tại các bộ phận, phòng ban (Bảng 2.53 – Phụ lục 2.50).

Các báo cáo CP bộ phận đều được lập từ cấp thấp nhất rồi tổng hợp dần lên cấp quản trị cao hơn. Tất cả các báo cáo CP bộ phận thuộc tất cả các cấp đều được báo cáo cho nhà quản trị cấp cao. Nhà quản trị cấp cao sẽ trực tiếp đánh giá các bộ phận từ cấp cơ sở đến cấp trung dựa trên các báo cáo CP bộ phận.

Đối với các công ty TNHH và các công ty tư nhân tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung, kế toán không xác định CP cho các bộ phận mà chỉ tính giá SP hoàn thành.

- Báo cáo KTQT CPSXKD: Theo kết quả khảo sát (Phụ lục 01, 02, 03) cho thấy, tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung có 9 công ty cổ phần và 11 công ty TNHH lập báo cáo CP SP, tương ứng tỉ trọng 86.96%; có 7 công ty cổ phần và 6 công ty TNHH lập báo cáo CP bộ phận, chiếm tỉ trọng 56.52%. Không có công ty nào lập báo cáo CP hoạt động, giai đoạn, đơn đặt hàng hoặc khách hàng mặc dù nhà quản trị đều có nhu cầu về các thông tin CP này. Tác giả tổng hợp hệ thống báo cáo KTQT CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung thông qua Bảng 2.54 như sau:

Bảng 2.54. Hệ thống báo cáo quản trị tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung

Tên công ty

Báo cáo chi phí sản phẩm

Báo cáo chi phí bộ phận

Số lượng Tỉ trọng (%) Số lượng Tỉ trọng (%)

Công ty cổ phần 9/23 39.14% 7/23 30.43%

Công ty TNHH 11/23 47.82% 6/23 26.09%

Công ty tư nhân - - - -

Tổng 20/23 86.96% 13/23 56.52%

50.00% 40.00% 30.00% 20.00%

10.00% Báo cáo chi phí bộ phận 0.00%

Công ty cổ phần Báo cáo chi phí sản phẩm Công ty TNHH

Công ty tư nhân

Báo cáo chi phí sản phẩm Báo cáo chi phí bộ phận

Tác giả lượng hóa hệ thống báo cáo KTQT CPSXKD tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung thông qua Biểu đồ 2.14 sau:

Biểu đồ 2.14. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị CPSXKD tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung, báo cáo CP tại các trung tâm CP tùy ý như bộ phận bán hàng, phòng ban chức năng, bộ phận dự án không được lập riêng mà tổng hợp chung cho toàn công ty. Đồng thời, tại các công ty suất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung có rất ít công ty lập báo cáo CP tại các chi nhánh bán hàng. Tỷ lệ công ty lập báo cáo bộ phận tại trung tâm CP tùy ý là rất thấp. Điều đó cho thấy, hệ thống báo cáo bộ phận tại trung tâm CP tùy ý chưa được chú trọng. Hầu hết, các báo cáo CP chỉ hướng tới khu vực sx chính trong khi các bộ phận phòng ban chức năng cũng là các trung tâm CP và việc sử dụng nguồn lực tại các trung tâm này cần phải được báo cáo. Những công ty lập báo cáo CP bộ phận thường chỉ lập báo cáo CP tại trung tâm CP kỹ thuật của khu vực sản xuất. Hệ thống báo cáo quản trị tại các công ty suất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung bao gồm các báo cáo chủ yếu sau: Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch (Bảng 2.55 - Phụ lục 2.51), Báo cáo phân tích một số chỉ tiêu tài chính (Bảng 2.56 - Phụ lục 2.52)

Đồng thời, 100% các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung không lập báo cáo CP hoạt động hay khách hàng trong khi nhà quản trị lại cần những thông tin này đặc biệt là các công ty có cơ cấu bộ phận trực tuyến chức năng. Sự không đầy đủ của hệ thống báo cáo CP đã gây ra những hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin CP phục vụ quản trị. Khi cần những thông tin CP này nhà quản trị thường phải dựa chủ yếu vào thông tin thu thập được từ các nguồn khác. Thậm chí với

báo cáo CP SP - báo cáo được đặc biệt chú trọng thì nhà quản trị cũng chỉ biết được những CP nào tạo ra SP mà không thấy được mối quan hệ luân chuyển CP trong các giai đoạn của chuỗi chế biến. Tình trạng báo cáo CP không đầy đủ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong việc đáp ứng yêu cầu quản trị.

Thông qua khảo sát hệ thống báo cáo CP SP và báo cáo CP bộ phận tại các công ty chỉ ra CP chỉ được phân tích và trình bày theo yếu tố kết hợp theo chức năng chi phí, chưa có công ty nào thể hiện rõ các yếu tố CP thành hai nhóm CP biến đổi và CP cố định mặc dù quy trình tập hợp CP và tính giá thành đã được thực hiện trên cơ sở phân loại CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Thực tế này đã gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin CP phục vụ cho kiểm soát cũng như đánh giá kết quả thực hiện trên phương diện chi phí. Ngoài ra, trên báo cáo CP bộ phận, CP chưa được bóc tách thành CP có thể kiểm soát được và CP không kiểm soát được nên CP chưa phải là chỉ tiêu khách quan để đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị các bộ phận. Đây chính là lý do mà các nhà quản trị tại các công ty sx trên địa bàn các tỉnh miền Trung thường phải sử dụng thước đo hiện vật để đánh giá trách nhiệm quản trị cũng như kết quả hoạt động tại các bộ phận. Những thước đo này chưa liên kết được với hiệu quả sử dụng nguồn lực nên khó có thể đánh giá chính xác được mức độ đóng góp của các bộ phận vào việc hoàn thành các mục tiêu tài chính của công ty.

Nhìn chung, hệ thống báo cáo KTQTCP chỉ đáp ứng yêu cầu của KTTC chứ chưa đáp ứng được cung cấp thông tin CP phục vụ cho quản trị. Một số nhà quản trị còn thiếu tin tưởng vào thông tin trên các báo cáo chi phí. Họ cho rằng thông tin trên báo cáo KTQT thực chất được trích rút và chỉnh sửa từ hệ thống BCTC nên không kịp thời cho việc ra quyết định và kém tin cậy. Hệ thống báo cáo CP chủ yếu được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch nên ít có giá trị phục vụ cho chỉ đạo điều hành.

Một phần của tài liệu luan-an-tien-si-duong-thi-my-hoang (Trang 133 - 138)

w