8. Kết cấu của đề tài
3.2.2.4. Hoàn thiện thu thập thông tin chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ yêu
cầu quản trị
Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí: Quy trình công nghệ sx tại các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung chủ yếu là quy trình công nghệ khép kín. Và phương pháp xác định giá phí hiện tại đang sử dụng là phương pháp tập hợp và xác định CP theo quá trình sản xuất. Tuy nhiên, với phương pháp này, các công đoạn của quá trình sx thép luôn để lãng phí chi phí. Việc kiểm soát CP vẫn chưa được các cấp quản lý quan tâm nhiều. Do đó, để phù hợp với thực tế hiện nay, các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung nên kết hợp áp dụng với mô hình CP theo phương pháp Kaizen (Phương pháp cải tiến liên tục) trên cơ sở hệ thống kế toán CP theo phương pháp kết hợp CP thực tế và CP định mức.
- Vận dụng phương pháp Kaizen trong phương pháp xác định giá phí theo quá trình sản xuất: Với tiêu chí cải thiện các hoạt động tiêu chuẩn hóa và các quy trình,
phương pháp Kaizen nhằm loại bỏ lãng phí, cải tiến quá trình sx nhằm giảm bớt chi phí. Để áp dụng phương pháp cải tiến liên tục nhằm cắt giảm chi phí, các công ty sx thép trên địa bàn các tỉnh miền Trung nên áp dụng hệ thống JIT (Just – In - Time) cho những loại thép có chủng loại đặc biệt do khách hàng đặt trước. Có thể hiểu hệ thống JIT là hệ thống nhằm giảm bớt CP tồn kho để cắt giảm chi phí. Để tối thiểu hóa CP không gia tăng giá trị, các công ty sx thép nên mua nguyên vật liệu và sx các thép thành phẩm ngay khi chu trình sx cần, nhằm giảm tồn kho tới mức thấp nhất có thể vì CP kho hàng là CP không gia tăng giá trị. Thông qua hệ thống JIT, các công ty sx thép có thể chống lãng phí và cải thiện chất lượng. Thay cho việc nhập kho các thành phẩm và đợi đơn đặt hàng, hệ thống JIT sx các SP trực tiếp theo các đơn đặt hàng nhận được.
Với nguyên lý của phương pháp Kenzai, các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung sẽ đơn giản hóa chu trình sx để giảm độ trễ, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệu ngay khi cần với chất lượng đảm bảo, tránh CP ngắt quãng và CP chuyển giao bán thành phẩm bằng cách phân bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau càng tốt, công nhân được huấn luyện để sử dụng được toàn bộ các máy móc cùng nhóm. Mô hình rất thuận lợi để áp dụng cho các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung là nên phân bố các phân xưởng liệu, phân xưởng luyện và phân xưởng cán ở cạnh nhau. Công nhân trong
các công ty sx thép cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêm nhiệm, giảm được CP lao động bất thường.
- Vận dụng mô hình kết hợp CP thực tế với CP định mức trong mô hình xác định xác định giá phí theo quá trình sản xuất: Mô hình xác định giá phí phù hợp với công
ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung nên áp dụng là tính giá phí theo quá trình sx bằng phương pháp tập hợp CP thực tế kết hợp với CP định mức. Cụ thể, đối với các công ty sx thép có quy mô vừa và nhỏ có thể áp dụng mô hình CP thực tế, các công ty sx thép có quy mô lớn nên áp dụng mô hình CP thực tế kết hợp với CP định mức.
Hiện nay, trong KTQT có 3 mô hình xác định và tập hợp CP là kế toán CP thực tế, kế toán CP thực tế kết hợp với CP dự toán, kế toán CP định mức (Bảng 3.15 – Phụ lục 3.13).
Theo tác giả, đối với các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung nên phân chia thành nhóm các công ty theo quy mô nhỏ và quy mô lớn. Các công ty có quy mô vừa và nhỏ nên áp dụng hệ thống kế toán CPSX thực tế trong mỗi quá trình sản xuất: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC đều theo CP thực tế. Các công ty có quy mô lớn nên áp dụng hệ thống kế toán CP thực tế kết hợp với CP định mức, cụ thể: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC đều theo CP định mức.
Xét trên cơ sở tính chất phát sinh của từng khoản mục CPSX thép, có thể thấy mô hình xác định giá phí của các công ty sx thép có quy mô lớn trên địa bàn thể hiện: CPNVLTT và CPNCTT có thể tính ngay được do các chứng từ nội bộ tại các công ty do quy trình sx thép cung cấp. Quá trình tập hợp, tính toán CPSXC được dự tính theo CPSXC định mức, vì trong cơ cấu CP của SP thép thì CPSXC chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng CP sản xuất. Vậy ta thấy được ưu điểm của phương pháp này là cung cấp nhanh giá thành đơn vị SP ứng với nhiều mức độ sx khác nhau tương đối gần đúng với giá thành thực tế tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần đợi đến cuối kỳ. Trên cơ sở đó, có thể giúp các công ty sx có quyết định kịp thời trong sản xuất. Vậy, với mô hình giá phí như đã nói ở trên, cuối kỳ, chênh lệch giữa CPSXC thực tế với CPSX định mức cho từng công đoạn sẽ được điều chỉnh vào giai đoạn cuối cùng là cán thép.
Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị CPSXKD
Hiện tại, các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung chủ yếu ghi sổ theo mẫu, biểu quy định trong các văn bản do Bộ Tài chính ban hành. Do đó, nhà quản trị muốn quản lý và theo dõi chi tiết CP thực tế nhưng lại chưa có hệ thống sổ sách, báo cáo đồng bộ. Nội dung này tại các công ty đang được thực hiện rất sơ sài. Do vậy, căn cứ vào nhu cầu quản lý cụ thể của công ty, kế toán cần thiết kế hệ thống báo cáo phù hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu của KTQTCP là có thể ghi nhận chi tiết các CP phát sinh, liên quan đến từng đối tượng, vừa đem lại thông tin hữu ích, tránh gây lãng phí, cồng kềnh cho công ty mà lại kém hiệu quả. Căn cứ vào những khoản CP
phát sinh thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn tại các bộ phận trong quá trình hoạt động của các công ty sx thép trên địa bàn các tỉnh miền Trung, có thể thiết lập các loại báo cáo như:
Tại bộ phận sx có các loại báo cáo sau:
Báo cáo chi tiết CPNVLTT: Sử dụng để theo dõi việc sử dụng NVLTT tại từng bộ phận, so sánh tình hình thực tế với dự toán để xác định mức chênh lệch, từ đó có đánh giá phù hợp (Bảng 3.16 – Phụ lục 3.14).
- Báo chi tiết CPNCTT: Dùng để ghi nhận và tính toán CPNCTT ở kỳ thực tế so với dự toán, làm căn cứ để phân tích yếu tố CP này (Bảng 3.17 – Phụ lục 3.15).