Tuy ngành hàng không Việt Nam ra đời cách đây đã hơn nửa thế kỷ, nhưng do đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc nên phi công Việt Nam thời kỳ trước đổi mới chủ yếu tập trung thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, những thành tựu về phá bỏ thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch và mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đã tạo thuận lợi cho vận tải hàng không phát triển nhanh chóng, đỏi hỏi ngành hàng không cũng phải lớn mạnh để đáp ứng. Hãng hàng không quốc gia - Vietnam Airlines được thành lập, Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho toàn ngành, và đội máy bay hiện đại.
Cũng từ đó đội ngũ phi công có bước phát triển với tốc độ khá nhanh. Từ chỗ cả đất nước chỉ có một hãng hàng không là VNA với số lượng phi công ít ỏi, chủ yếu được đào tạo lại từ các phi công quân sự và được đào tạo từ Liên Xô những năm 60, 70 của thế kỷ trước, đến nay tổng số phi công đang làm việc cho các hãng hàng không mang quốc tịch Việt Nam đã đạt số lượng trên 1100 người, trong đó, VNA đã có một đội ngũ khá đông đảo và hung hậu với hơn 800 phi công, Hãng Jetstar Pacific Airlines đang khai thác 10 bay với gần 100 phi công, Hãng VietJet Air khai thác 20 bay với gần 200 phi công. Nếu so với nhu cầu phát triển thì với số lượng đó quả là còn thiếu rất nhiều, song với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể còn nhiều khó khăn như nước ta, con số đó cũng là một sự cố gắng rất lớn và cũng rất đáng tự hào.
Trong những năm qua đội ngũ phi công người Việt của ngành hàng không Việt Nam không ngừng lớn mạnh về số lượng. Lực lượng phi công được phân bổ theo các hãng hàng không. Tuy nhiên, trong số đó thì VNA có vị thế chủ đạo, có số lượng phi công lớn nhất và không ngừng gia tăng về số lượng. Tình hình cụ thể được phản ánh của các số liệu của bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Số lượng phi công của Tổng Công ty hàng không Việt Nam giai đoạn 2007-2014
ĐVT: người
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Phi công Việt Nam 301 305 316 360 387 469 485 575
Phi công nước ngoài 118 164 197 367 364 288 255 225
Tổng số 419 469 513 727 751 757 740 800
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Những số liệu trên cho thấy, để đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ vận tải hàng không đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng không trong nước và quốc tế, VNA buộc phải không ngừng tăng số lượng máy bay các loại, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng phi công. Trong những năm qua, NNL phi công Việt Nam phục vụ trong VNA đã không ngừng lớn mạnh về số lượng. Số lượng phi công Việt Nam làm việc trong VNA liên tục tăng tuyệt đối qua các năm: năm 2008 so với năm 2007 tăng 1,33%; năm 2009 so với năm
2008 tăng 3,61%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 13,92%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 7,50%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 21,19%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 3,41%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 18,56%. Số lượng phi công Việt Nam làm việc trong VNA năm 2014 tăng gấp gần 2 lần so với năm 2007. NNL phi công Việt Nam được bổ sung không ngừng về số lượng, ngoài các phi công là nam giới, đã có phi công nữ giới. Số lượng phi công nữ của VNA đã tăng từ 6 phi công lên 10 phi công trong giai đoạn 2011-2014.
Nhìn chung, sự gia tăng về số lượng phi công Việt Nam trong những năm qua đã tạo điều kiện đảm bảo cho VNA có thể chủ động hơn trong đảm bảo nguồn lực phi công cho quá trình tái sản xuất mở rộng và không ngừng phát triển.
Sự thay đổi về số lượng phi công Việt Nam của VNA giai đoạn này theo hướng gia tăng khá đồng đều phân theo nhóm phi công lái chính và phi công lái phụ được thể hiện rõ hơn qua Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2. Số lượng phi công Việt Nam của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo lái chính và lái phụ giai đoạn 2007-2014
ĐVT: người
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Lái chính 128 141 146 170 178 219 220 242
Lái phụ 173 164 170 190 209 250 265 333
Tổng 301 305 316 360 387 469 485 575
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Số liệu bảng trên cho thấy trong giai đoạn 2007 - 2014, số lượng phi công Việt Nam làm nhiệm vụ lái chính tăng liên tục hàng năm. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 10,16%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 3,55%; năm
2010 so với năm 2009 tăng 16,44%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,71%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 23,03%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,46%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 10,00%. Số lượng phi công Việt Nam lái chính làm việc trong VNA năm 2014 tăng 89,06% so với năm 2007.
Cùng với đó, số lượng phi công Việt Nam làm nhiệm vụ lái phụ, ngoại trừ năm 2008 giảm 5,20% so với năm 2007, trong những năm từ 2009 cũng không ngừng tăng liên tục hàng năm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 3,66%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 11,76%; năm 2011 so với năm 2010 tăng
10,00%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 19,62%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 6,00%; năm 2014 so với năm 2013 tăng 25,66%. Số lượng phi công Việt Nam lái phụ làm việc trong VNA năm 2014 tăng 92,49% so với năm 2007. Sự gia tăng nhanh hơn về số lượng phi công lái phụ tăng rõ ràng đã trở thành nguồn quan trọng để bổ sung cho đội ngũ phi công Việt Nam lái chính hàng năm.
Sự thay đổi về số lượng phi công Việt Nam của VNA trong giai đoạn 2007 - 2014 cũng được thể hiện thông qua sự thay đổi về số lượng phi công phân theo các nhóm máy bay. Tình hình cụ thể được phản ánh qua các số liệu của Bảng 3.3. dưới đây:
Bảng 3.3. Số lượng phi công Việt Nam làm việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo theo các loại hình máy bay giai đoạn 2007-
2014 ĐVT: người ĐVT: người Loại máy bay 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 B.777 104 101 96 94 93 109 119 112 A.320/1 97 111 108 131 151 205 210 289 A.330 28 28 48 66 67 62 66 83 F70 18 14 15 15 16 13 7 4 ATR72 54 51 49 54 60 80 83 87 Tổng 301 305 322 360 387 469 485 575
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Các số liệu trên cho thấy, số lượng phi công Việt Nam có sự thay đổi không đồng đều phân theo các loại hình máy bay qua các năm:
Đối với đội ngũ phi công lái F70 có sự sụt giảm rất mạnh về số lượng. Nếu tính cả giai đoạn 2007-2014 số lượng phi công F.70 giảm 14 người, số
lượng phi công F70 năm 2014 chỉ còn 77,78% so với năm 2007. Nguyên nhân là các máy bay F70 của VNA đã hết hạn sử dụng, đang chờ thanh lý và hãng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng loại máy bay này trong tương lai.
Đội ngũ phi công lái các loại máy bay khác có xu hướng tăng về lượng, song cũng không ổn định và đồng đều. Đội ngũ phi công lái B.777 không ổn định về số lượng, giảm trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 và 2014, trong đó mức giảm cao đã diễn ra trong các năm 2010 và 2014 (-7,84% và -5,88%). Song nhờ có sự bổ sung đáng kể trong những năm 2012 (+17,20%) và 2013 (+9,17), nên tổng số phi công lái B.777 năm 2014 vẫn tăng 7,69% so với năm 2007. Xu hướng về số lượng của phi công lái B.777 có nguyên nhân từ định hướng của VNA sẽ thay thế B.777 bằng các thế hệ máy bay hiện đại hơn.
Số lượng của phi công lái các loại máy bay A.320, A.321, ngoại trừ năm 2009 giảm 2,7% so với năm 2008, có sự gia tăng liên tục ở mức khá cao. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 21,30%; năm 2011 tăng 15,27%; năm 2012 tăng 35,76%; năm 2013 tăng 2,44%; năm 2014 tăng 37,62%; tổng số phi công lái A.320, A.321 năm 2014 tăng 197,94% so với năm 2007, nhờ đó đã góp phần đảm bảo NNL phi công cho VNA khai thác hiệu quả số lượng A.321 hiện có và nhu cầu gia tăng số lượng máy bay loại này của của hãng trong những năm tới.
Đội ngũ phi công lái A.330 có sự gia tăng nhanh về số lượng vào năm 229 (tăng 71,43% so với năm 2008), năm 2010 (tăng 37,50%), năm 2014 (tăng 25,76%). Tổng số phi công lái A.330 năm 2014 tăng 196,43% so với năm 2007, nhờ đó đã góp phần đảm bảo NNL phi công cho VNA khai thác hiệu quả số lượng A.330 hiện có và góp phần đảm bảo NNL phi công cho hãng có thể tiếp nhận khai thác sử dụng thế hệ máy bay mới A350 trong tương lai.
Đội ngũ phi công lái ATR72 từnăm 2010 đến năm 2014 phát triển ổn định về lượng. Tổng số phi công lái ATR72 năm 2014 tăng 61,11% so với năm 2007, nhờ đó đã đảm bảo NNL phi công cho hãng tăng dịch vụ vận tải hàng không tầm gần trong nước
Sự thay đổi về số lượng phi công Việt Nam phân theo loại hình máy bay còn được thể hiện thông qua sự thay đổi về số lượng phi công phân theo
nhóm lái chính, lái phụ. Tình hình cụthể được phản ánh qua các sốliệu của bảng 3.4. dưới đây.
Bảng 3.4. Số lượng phi công Việt Nam làm việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo theo các loại hình máy bay và phân theo lái
chính, lái phụ giai đoạn 2007-2014
ĐVT: người 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 B.777 Capt 52 58 53 59 59 59 56 61 FO 52 43 43 35 34 50 63 51 A.320/1 Capt 36 39 42 49 54 92 99 113 FO 61 72 66 82 97 113 111 176 A.330 Capt 14 18 29 40 41 40 40 44 FO 14 10 19 26 26 22 26 39 F70 Capt 8 7 6 7 7 6 3 2 FO 10 7 9 8 9 7 4 2 ATR72 Capt 18 19 16 15 17 22 22 22 FO 36 32 33 39 43 58 61 65 Tổng Capt 128 141 146 170 178 219 220 242 FO 173 164 170 190 209 250 265 333 TOTAL 301 305 316 360 387 469 485 575
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Phân tích các số liệu của bảng 3.4 cho thấy sự thay đổi về số lượng phi công Việt Nam của VNA trong giai đoạn 2007-2014 phân theo nhóm phi công lái chính, lái phụ và theo loại máy bay rất không đồng đều:
Đối với nhóm phi công lái B.777, số lượng phi công lái chính tăng trong các năm 2008, 2009, 2014 và giảm vào năm 2013, trong cả giai đoạn tăng 17,31%. Số lượng phi công lái phụ tăng trong các năm 2012, 2013 và giảm vào các năm còn lại, trong cả giai đoạn lái phụ giảm 1,92 %, gây khó khăn cho việc bổ sung cho NNL lái chính trong tương lai.
Đối với nhóm phi công lái A.320 và A.321, số lượng phi công lái chính tăng 213,89%, lái phụ tăng 188,52%; Đối với nhóm phi công lái A.330, số lượng phi công lái chính tăng 214,29%, lái phụ 178,57%; Đối với nhóm phi công lái ATR72, số lượng phi công lái chính tăng 22,22%, lái phụ 80,56%. Sự gia tăng ở
mức khá cao của số lượng phi công các loại máy bay này, đặc biệt là đội ngũphi công lái phụ rõ ràng là nguồn bổ sung cho NNL lái chính trong tương lai.
Đối với nhóm phi công lái F70, số lượng phi công lái chính giảm 75,00%, lái phụ 80,00% về cơ bản phù hợp với xu hướng của VNA về khai thác, sử dụng loại máy bay này.
Tuy nhiên, các số liệu trên cho thấy, sự gia tăng số lượng phi công Việt Nam làm việc trong VNA vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phi công của VNA. Trong cơ cấu phi công của VNA, tỷ trọng phi công Việt Nam có xu hướng giảm từ 71,84% năm 2007 xuống còn 49,52% năm 2010 nhưng sau đó đã tăng dần và năm 2014 đã đạt tỷ trọng 71,88%. Tình hình cụ thể được phản ánh qua Biểu đồ 3.1. dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo quốc tịch giai đoạn 2007-2013
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Tình hình đáp ứng nhu cầu về số lượng phi công của đội ngũ phi công Việt Nam còn được phản ánh cụ thể hơn qua các số liệu của bảng 3.5. dưới đây:
Bảng 3.5. Tỷ trọng phi công Việt Nam đang làm việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo lái chính, lái phụ giai đoạn 2007 - 2013
ĐVT: %
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Lái chính 57,92 53,21 50,34 45,58 47,09 53,28 55,70 58,45 Lái phụ 87,37 80,39 76,23 53,67 56,03 72,25 76,81 86,27 Tổng 71,84 65,03 61,60 49,52 51,53 61,96 65,54 71,88
Các số liệu trên cho thấy, mặc dù tỷ trọng phi công Việt Nam trong tổng số phi công đang làm việc tại VNA đã đạt mức khá cao là 71,88%, thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu về số lượng phi công để khai thác những máy bay hiện có, song mức độ đáp ứng nhu cầu về phi công lái chính nhìn chung vẫn thấp và cải thiện khá chậm. Tình hình đáp ứng nhu cầu về phi công theo các loại máy bay được thể hiện thông qua số liệu của bảng 3.6. dưới đây:
Bảng 3.6. Tỷ trọng phi công Việt Nam trong tổng số phi công đang làm việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo loại máy bay
ĐVT: % 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 B.777 77,04 77,10 72,73 69,12 68,38 73,15 78,29 86,15 A.320/1 58,43 51,15 49,09 39,34 42,78 55,41 58,50 67,21 A.330 87,50 80,00 72,73 55,00 55,37 62,00 65,35 73,45 F70 100,00 93,33 93,75 93,75 94,12 92,86 87,50 100,00 ATR72 79,41 71,83 62,03 44,26 48,39 64,52 69,17 70,73 Tổng 71,84 65,03 61,60 49,52 51,53 61,96 65,54 71,88
Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam [68].
Các số liệu trên cho thấy, mức độ đáp ứng nhu cầu về phi công của NNL phi công Việt Nam theo các loại máy bay chưa đồng đều qua các năm, đặc biệt đối với các loại máy bay mà VNA đang hướng tới khai thác chủ yếu trong tương lai như A.312 và ATR72, mức độ đáp ứng của NNL phi công Việt Nam còn khá thấp (67,21% và 70,3%). Mặc dù trong hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và ngành hàng không nói riêng đang có xu thế mở rộng và phát triển, nhờ đó các hãng hàng không Việt Nam có thể bù đắp sự thiếu hụt NNL phi công trong nước bằng cách thu hút, sử dụng phi công nước ngoài, song để có thể đảm bảo NNL phi công cho sự phát triển bền vững ngành hàng không vẫn rất cần chú trọng xây dựng và phát NNL phi công Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi VNA nói riêng và các hãng hàng không Việt Nam phải đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ phù hợp hơn đối với đội ngũ phi công Việt Nam