PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 116)

- Đối với đội ngũphi công nói chung đã cơ bản đápứng được nhiệm vụ bay do ngành hàng không, hãng hàng không giao phó, góp phần quan trọng phát

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM cầu nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam

Ngành hàng không thế giới sẽ phát triển với tốc độ khá ổn định sau khi nền kinh tế thế giới phục hồi. Dự báo trong những năm tới, kinh tế thế giới tăng trưởng khoảng từ 2 - 3 %/năm. Mỗi năm nền kinh tế thế giới dành 1% GDP cho dịch vụ hàng không và sẽ tương đương với khoảng 746 tỷ $ [15].

Song song với sự phát triển kinh tế và ngành hàng không thế giới, nhu cầu nhân lực phi công của ngành hàng không có xu hướng tiếp tục tăng lên về số lượng theo các loại máy bay. Về nhu cầu phi công khu vực, thế giới, trong bản dự báo Pilot & Technician Outlook on Asia Pacific mà Boeing mới công bố, trong hai thập niên tới, nhu cầu phi công ở châu Á - Thái Bình Dương (CATBD) sẽ tăng 7%. Theo Boeing, từ nay đến 2032, CATBD sẽ cần đến 192.300 phi công lái bay thương mại và 215.300 kỹ sư, kỹ thuật viên hàng không [15].

Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước, ngành hàng không Việt Nam đang có xu thế phát triển nhanh. Dự báo trong giai đoạn 2016 - 2020 thị trường vận tải hành khách, hàng hóa có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 14% với mức sản lượng đạt 63 triệu khách và 01 triệu tấn hàng hóa vào năm 2020; và 7% giai đoạn đến năm 2030 [15].

Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao của ngành hàng không Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020, các mạng đường bay quốc tế tiếp tục được xây dựng và mở rộng trong khu vực Đông Bắc Á; Đông Nam Á; Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông; Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ; các mạng đường bay nội địa sẽ được tăng cường khai thác tần suất cao trên các đường bay nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước là Hà Nội - Đà Nẵng

- Hồ Chí Minh; mở rộng khai thác liên vùng, kể cả các đường bay không nối với các trung tâm Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh; tăng tần suất và tải cung ứng trên các đường bay nội vùng [15].

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 116)