Về tình hình đào tạo, bồi dưỡng phi công

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 92 - 94)

Để đảm bảo NNL phi công cho sự phát triển của ngành Hàng không đất nước trong xu thế đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trong những năm qua, ngành Hàng không Việt Nam đã có những cố gắng nhất định trong đào tạo, bồi dưỡng phi công.

Trên cơ sở thực hiện chính sách quốc gia về phát triển NNL phi công, các hãng hàng không của Việt Nam cũng có cách làm riêng. Nguồn lực phi công do tính đặc thù , tự nó đã mang tính xã hội hóa, quốc tế hóa rất cao. Khi đã có bằng lái do một cơ sở đào tạo được Cục Hàng không thừa nhận, phi công có thể ký kết bay cho bất kỳ hãng hàng không nào trên thế giới. Do vậy, việc tính toán tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng của từng hãng hàng không ở Việt Nam có sự khác nhau:

VietJet Air khi quyết định kinh doanh, tham gia thị trường hàng không đã thuê 100% người lái, trong đó đa số là phi công ngoại. Luận chứng kinh doanh của một hãng hàng không, đặc biệt hãng tư nhân, vấn đề họ quan tâm là lợi nhuận, doanh số, thời gian thu hồi vốn và tỷ suất lợi nhuận. Do đó việc thuê hay đào tạo phi công là bài toán cần phải tính toán rất kỹ lưỡng. Suy cho cùng, các quyết định kinh doanh phụ thuộc vào lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tuy nhiên đối với kinh doanh hàng không để có lợi nhuận ròng, hãng còn phải lo liệu nhiều vấn đề khác nữa, trong đó đặc biệt là an ninh, an toàn hàng không. Thực tế không ít hãng hàng không hàng chục năm kinh doanh có lãi nhưng chỉ một sơ suất nhỏ, gây tai nạn là có thể phá sản, hoặc uy tín kèm theo đó là khách hàng sẽ giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù vậy, cho đến nay VietJet chỉ chú trọng vào thuê phi công, chỉ hỗtrợ việc đào tạo phi công chứ không trực tiếp tham gia đào tạo phi công.

JPA, Vasco với tư cách là công ty con của VNA không đảm nhận chức năng đào tạo phi công mà chỉ sử dụng bộ phận NNL phi công do VNA cung cấp, thì VNA luôn chú trọng công tác này.

Trong khi đó, Việtnam Airlines lại rất chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng phi công. Cho đến nay ngành Hàng không Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, nguồn tuyển được đào tạo ở nước ngoài. Phương thức chủ yếu là: Từ năm 2012 về trước Vietnam Airlines tuyển học viên phi công và gửi đi đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Úc, Mỹ bằng kinh phí của Tổng công ty. Học viên dự tuyển đầu vào được tuyển chọn khá kỹ theo tiêu chuẩn quốc tế, trước khi gửi đi đào tạo ở nước ngoài được học dự khóa

trong nước thời gian từ 6 tháng 8 tháng tại Việt Nam (tại Trung tâm huấn luyện bay - FTC và tại Công ty cổ phần Bay Việt thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam); nội dung đào tạo dự khóa gồm tiếng Anh để đạt trình độ TOEIC 500, kiến thức khoa học tự nhiên, giáo dục quốc phòng, kiến thức cơ bản về hàng không. Cơ sở đào tạo PCDK của Việt Nam đánh giá đạt yêu cầu mới đề nghị cơ sở đào tạo nước ngoài phỏng vấn, kiểm tra lại. Việc tiếp nhận PCDK của Việt Nam do cơ sở đào tạo tiếp theo quyết định

Quy trình đào tạo phi công của VNA được thực hiện theo các nhóm phi công trong những năm qua như sau:

Thứ nhất, đào tạo phi công cơ bản (PCCB) gồm các bước như trong bảng 3.10. dưới đây

Bảng 3.10. Các bước đào tạo phi công cơ bản của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

TT Giai đoạn huấn luyện Thời gian huấn luyện Địa điểm huấn luyện

1 Lý thuyết ATP 24 tuần Thành phố Hồ Chí Minh

2 Huấn luyện bay 44 tuần Mỹ

Một phần của tài liệu pham_anh_la (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(190 trang)
w