- Đối với các doanh nghiệp, thay vì tuyển chọn những người đã tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo chính quy vào làm việc để tiết kiệm chi phí đào tạo, các
4.2.7.3. Phát huy các nguồn lực trong nhân dân và kiều bào ở nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực phi công tự túc các hộ gia đình
ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực phi công tự túc các hộ gia đình
Phi công dân dụng thương mại là công việc phức tạp, muốn trở thành nghề nghiệp chuyên môn đòi hỏi phải có một số tiến khá lớn, khoảng 120 ngàn đến 200 ngàn đô-la Mỹ. Thời kỳ “bao cấp” hãng hàng không bỏtoàn bộ chi phí để tào tạo phi công, song nhu cầu phi công ngày cần nhiều hơn, với quy mô đào tạo 40 đến 60 phi công một năm sẽ không thể đáp ứng nhu cầu của các hãng mở rộng mạng bay, tần suất bay và tăng tải cung ứng. Đồng thời là quá trình xã hội hóa đào tạo nghề, trong đó có ngề lái bay. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa khyến khích mọi doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường. Phi công dân dụng thương mại cũng từng bước hòa nhập vào thị tường sức lao động phi công. Nhà nước không thể tiếp tục bao cấp và cũng không cần thiết phải bao cấp việc đào tạo phi công, do đó gia đình, người thân đã bỏ tiền để cho con em mình học lái bay.
Thân nhân của kiều bào ở nước ngoài, thông qua nhiều mối quan hệ
khác nhau có thể môi giới, thông tin, giúp đỡ người thân quen trong nước đưa con em ra nước ngoài học lái bay ở những trường, trung tâm có uy tín, đặc biệt ở các nước như Mỹ, Úc, Pháp...
Với trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống làm ăn trên 100 quốc
gia, vùng lãnh thổ, hằng năm gửi về nước hơn 10 tỷ đo-la Mỹ, chắc chắn sẽ có nhiều thanh niên trong nước được học “tự túc” nghề lái bay ở nước ngoài bằng nguồn lực rất có ý nghĩa này.
Đây là nội dung hết sức quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế về hàng không dân dụng. Trong giai đoạn vừa qua các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không Việt nam đã tăng cường và đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo, huấn luyện phi công. Mặc dù nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, chỉ đủ để đào tạo PCCB, song nhu cầu đào tạo phi công để cung cấp cho các hãng hàng không theo tiêu chuẩn của ICAO rất lớn, để giải quyết những bất cập này, Cục HKVN đã đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo phi công để tạo khung khổ pháp lý và chỉ dẫn, khuyến cáo các hãng hàng không, gia đình và học viên theo học những cơ sở đào tạo có uy tín mà cụ Hàng không đã thẩm định.
Đặc biệt Cục HKVN có quan hệ chặt chẽ với ICAO và Tổng Cục HKDD Pháp để đào tạo kỹ sư và thạc sĩ về đủ điều kiện bay (về bảo dưỡng máy bay- Aircraft Airworrthinees Maintenance (02 người) và về kỹ thuật Aircraft Airworrthinees Engineering (2 người)); đào tạo lĩnh vực quản lý cảng hàng không tại Học viện hàng không Incheon Hàn Quốc (40 người); Phòng chống khủng bố, quản lý, giám sát An ninh hàng không và Khẩn nguy sân bay tại Liên bang Nga (60 người).