4. Những đóng góp mới của luận án
3.3.1. Hình thái ngoài
Kết quả nghiên cứu về hình thái ngoài của 350 mẫu cá Chình hoa thu thập ở Thừa Thiên Huế có chiều dài từ 120 – 1.136,9 mm và trọng lượng W = 3,0 – 4.500,0 g. Cho thấy loài Cá Chình hoa có thân dạng hình trụ dài, lép dần về phía sau, da trơn, không có vảy; Mũi rất nhỏ, có hai lỗ, nằm về phía trên miệng và trước mắt. Có hai mắt tròn, nhỏ, nằm gần sát miệng, vòng ngoài của mắt có màu vàng đậm, vòng trong có màu đen. Vây lưng và hậu môn mềm, không có tia gai cứng, dài nối liền dải với vây đuôi. Vây ngực nhỏ, gần như hình tròn với 18 tia vây và có màu vàng nhạt đến đen sẫm. Cá khi còn nhỏ màu sắc trên lưng có xám đến vàng. Cá trưởng thành có màu vàng với các đốm đa dạng màu sắc từ nâu xanh đến đen chạy dọc trên lưng, phía bụng có màu trắng đục gần tương đồng với màu sắc tự nhiên. Tùy theo từng giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường sống mà có sự thay đổi về màu sắc các đốm hoa trên lưng của cá Chình hoa. Những kết quả quan sát hình thái ngoài này phù hợp với mô tả của Ege (1939) [102], Watanabe (2003) [231], Watanabe và cs (2004) [232] và Jacoby và cs (2014) [133].
Bảng 3.9. Màu sắc cơ thể của cá Chình hoa trong quần thể ở Thừa Thiên Huế
STT Chỉ tiêu W (g) TL (mm) Số Tỷ lệ
lượng (%)
1 Cơ thể có màu vàng, lưng 3,0 – 20,7 120,0 – 228,5
có dãi nâu, đốm chưa rõ; 61 17,4
Vây vàng nhạt gần như 10,9 ± 4,91 180,1 ± 30,58 trong suốt.
2 Cơ thể có màu vàng, có 13,4 – 148,8 187,0 – 410,0
đốm hoa màu xám rõ; 71,5 ± 39,47 313,9 ± 60,81 104 29,7 Vây màu vàng.
3 Lưng nâu, đốm hoa rõ, 143,5 – 4.500,0 387,0 – 1.136,9
màu xám, bụng xám 657,4 ± 805,41 574,7 ± 170,61 135 38,6 trắng; Vây màu vàng nâu.
4 Lưng vàng nâu, đốm đen, 165,4 – 4.500,0 410,0 – 1.136,9
bụng và đuôi vàng; Vậy 1.310,0 ± 1.101,29 726,4 ± 196,19 50 14,3 màu đen hoặc đen đỏ
Tổng 350 100
Đặc điểm hình thái của cá Chình hoa thay đổi mạnh mẽ khi có sự thay đổi về môi trường sống trong quá trình di cư. Ở giai đoạn con non khi cá Chình hoa di cư từ biển vào vùng nước ngọt nội địa, màu sắc và hình thái ngoài của chúng thay đổi rất nhanh từ màu vàng nhạt, trên lưng có dãi màu nâu, các đốm hoa nhỏ và chưa phân biệt rõ ràng; vậy ngực màu vàng nhạt, gần như trong suốt (Hình 3.15) có kích cỡ từ 120,0 – 228,5 mm (khối lượng: 3,0 – 20,7g). Thời kỳ này được gọi là cá Chình hoa con (Juveniles), chiếm tỉ lệ 17,4% số lượng quần thể thu được (Bảng 3.9).
Hình 3.15. Hình thái cá Chình hoa ở giai đoạn cá con (3 g)
Hình 3.16. Hình thái cá Chình hoa ở giai đoạn cá giống (24 - 50 g)
Hình 3.17. Hình thái cá Chình hoa ở giai đoạn tiền trưởng thành. (a) – W = 350 g (TL = 528 mm) và (b) – W = 2800 g (TL = 986 mm).
Tiếp theo đó, cá Chình hoa chuyển sang màu vàng hoặc xám (Hình 3.16), các đốm hoa trên lưng có màu đen xám, vây có màu vàng xám hoặc vàng đen, bụng có màu trắng. Đặc điểm màu vàng trên da thể hiện đặc trưng cho giai đoạn sinh trưởng mạnh mẽ của cá Chình hoa ngoài tự nhiên, gọi là cá Chình vàng. Kết quả quan sát cho thấy ở giai đoạn này cá Chình hoa có kích cỡ từ 187,0 – 410,0 mm (Bảng 3.9) và thường được sử dụng ương con giống và nuôi thương phẩm (chiếm 29,7 %), gọi là giai đoạn cá Chình giống (fingerlings); Đối với nhóm cá có kích cỡ > 387 mm (> 143,5 g) (Hình 3.17) có thể sử dụng cho nhu cầu thực phẩm (chiếm 38,6%), gọi là giai đoạn tiền trưởng thành (pre-adults).
Hình 3.18. Hình thái ngoài cá Chình hoa ở giai đoạn trưởng thành. (a) cá có khối lượng
550 g (TL = 600 mm) và (b) cá có khối lượng 3.200 g (TL = 1080 mm).
Khi cá bắt đầu quá trình di cư sinh sản (W > 165,4 g và TL > 410 mm) do ảnh hưởng của hoocmon sinh dục, sự thay đổi môi trường trong quá trình di chuyển, cơ thể cá Chình hoa có xu hướng chuyển từ màu sáng, vàng nhạt sang màu sẫm tối, gần đen, các tia vây cũng chuyển màu đen gần giống với màu da (Hình 3.18 a). Khi tuyến sinh dục của cá đạt đến giai đoạn 3, màu sắc vây chuyển từ màu đen sang đen đỏ (Hình 3.18 b). Giai đoạn này được gọi là giai đoạn cá Chình hoa trưởng thành (Adults) chiếm tỉ lệ 14,3 % trong quần thể quan sát (Bảng 3.9). Các giai đoạn cá giống, cá tiền trường thành và cá trưởng thành được mô tả trên cá Chình hoa trong quần thể ở Thừa Thiên Huế tương đồng với các giai đoạn Y1 (Yellow 1), Y2 (Yellow 2) và S1 (Silver 1) như mô tả của Hagihara và cs (2012) [114].
Chỉ số hình thái ngoài của quần thể cá Chình hoa thu thập ở Thừa Thiên Huế được thể hiện trong Bảng 3.10. Các chỉ số được quan sát, bao gồm: HL, PD, PA, TR, AD, PDH, T, E, IO biến động tăng dần cùng với sự sinh trưởng của cá. Giá trị của các chỉ số được chuẩn hóa dựa trên tỷ lệ với chiều dài tổng số và chiều dài đầu ít có sự
biến động trong quần thể, với giá trị SD < 10 % và không có sự sai khác đáng kể giữa các giai đoạn phát triển. Cụ thể, HL/TL = 11,2 – 16,6 % (13,9 ± 0,64 %), PD/TL = 21,2 – 29,3 % (26,2 ± 1,35 %), PA/TL = 37,5 – 48,1 % (42,4 ± 1,97 %), TR/TL = 22,7 – 34,3 % (28,5 ± 2,04 %), AD/TL = 11,9 – 21,3 % (16,2 ± 1,57 %), PDH/TL = 7,3 – 15,5 % (12,3 ± 1,43 %), T/TL = 51,9 – 62,5 % (57,6 – 1,97 %), E/HL = 5,9 - 11,9 (9,4 ± 1,27 %) và IO/HL = 16,0 – 25,0 (21 ± 1,86 %). Vì vậy, những chỉ số này có tính chất đặc trưng và đã được sử dụng để xây dựng hệ thống phân loại cho cá Chình thuộc giống Anguilla [102], [231]. Các giá trị thu được từ nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các kết quả của Watanabe (2004) [232], Watanabe và cs (2009) [238], Hagihara và cs (2012) và Leander và cs (2012) [150] nghiên cứu trên các quần thể cá Chình hoa.
Bảng 3.10. Giá trị các chỉ số hình thái ngoài của cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế
Chỉ số TB±SD Chỉ số TB±SD
Min - Max Min – Max
W (g) 470,5 ± 788,19 TL (mm) 452,9 ± 231,85 3,0 – 4.500,0 120,0 – 1.136,9 HL (mm) 62,3 ± 27,25 HL/TL (%) 13,9 ± 0,64 16,0 - 160,0 11,2 - 16,6 PD (mm) 117,8 ± 51,71 PD/TL (%) 26,2 ± 1,35 29,1 - 315,0 21,2 - 29,2 PA (mm) 190,6 ± 83,14 PA/TL (%) 42,4 ± 1,97 51,7 - 500,0 37,5 - 48,1 TR (mm) 128,3 ± 56,42 TR/TL (%) 28,5 ± 2,04 32,7 - 340,0 22,7 - 34,3 AD (mm) 72,8 ± 32,21 AD/TL (%) 16,2 ± 1,57 18,5 - 190,0 11,9 - 21,3 PDH (mm) 55,5 ± 25,21 PDH/TL (%) 12,3 ± 1,43 11,7 - 160,0 7,3 - 15,5 T (mm) 257,7 ± 110,85 T/TL (%) 57,6 ± 1,97 66,3 - 614,6 51,9 - 62,5 E (mm) 6,0 ± 2,90 E/HL (%) 9,4 ± 1,27 1,4 - 18,0 5,9 - 11,9 IO (mm) 13,5 ± 6,13 IO/HL (%) 21,0 ± 1,86 3,2 - 35,0 16,0 - 25,0
Dựa trên các chỉ số hình thái ngoài, nghiên cứu đã xây dựng được phương trình tương quan giữa chiều TL (mm) với trọng lượng W (g) của cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế, có dạng: W = 5*10-7L3,25 với hệ số tương quan R2 = 0,995. Điều này cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng. Tốc độ tăng trưởng chiều dài có xu hướng giảm khi khối lượng cơ thể tăng lên (Hình 3.19). Theo nhận định của Froese và cs, (2014) [106], phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài ở các loài cá có thân dạng lươn là W = a Lb, với giá trị a = 0,0001 (0,000464 – 0,00225) và b = 3,06 (2,88 – 3,24). Tuy nhiên, đối với giống Anguilla, các giá trị a được tìm thấy nhỏ hơn (a = 0,00058 – 0,0013) và giá trị b lớn hơn (b = 3,07 – 3,26) so với giá trị được đề xuất.
và các kết quả nghiên cứu khác trên cá Chình hoa (W = 5,7 * 10-7 L3,2), cá Chình nhật bản (W = 5,6 * 10-8 L3,5) [200] và A. obscura (W = 2,1 * 10-5 L3,38) [134]. W(g) 5000,0 W = 5*10-7 L3.25 4500,0 R² = 0,995 4000,0 3500,0 3000,0 2500,0 2000,0 1500,0 1000,0 500,0 0,0 0,0 200,0 400,0 600,0 800,0 1000,0 1200,0 TL (mm)
Hình 3.19. Phương trình tương quan giữa khối lượng (g) và chiều dài (mm) của cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế