Miệng, lưỡi và răng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 100 - 101)

4. Những đóng góp mới của luận án

3.3.2.1. Miệng, lưỡi và răng

Miệng cá Chình hoa thuộc dạng miệng dài nhọn, co duỗi được, miệng hơi chếch, có môi dày, rạch miệng dài, kích thước hàm dưới lớn hơn hàm trên. Lưỡi tự do không dính vào đáy miệng, nằm trong xoang miệng, hầu có hình bầu dục (Hình 3.20 a, b). Răng nhỏ, nhọn, xếp thành dãi trên hai hàm và xương khẩu cái. Hàm trên: răng chắc chắn, nhọn, đều, xếp tập trung thành đám có dạng hình mũi tên. Hàm dưới: có hai hàng răng nhọn trải đều trên hàm, răng giữa hàm lớn hơn các răng nằm hai bên hàm (Hình 3.20 c, d). Đặc điểm cấu tạo miệng, lưỡi và răng cá Chình hoa ở Thừa Thiên Huế phù hợp với mô tả của Ege (1939) [102] và thể hiện tập tính ăn thiên về động vật.

Bảng 3.11. Hình thái kích cỡ miệng của cá Chình hoa phân bố ở Thừa Thiên Huế

Chỉ số TB±SD Min - max

Cỡ miệng (mm) 31,3± 16,06 6,7 - 79,5

Cỡ miệng/chiều dài thân (%) 7,0± 0,48 5,6 - 7,9

Kết quả quan sát các mẫu cá Chình hoa kích thước từ 120,0 – 1.136,9 mm có kích thước cỡ miệng dao động trong khoảng 6,7 – 79,5 mm, tỷ lệ giữa cỡ miệng và chiều dài thân từ 5,6 – 7,9 % (Bảng 3.11). Cỡ miệng cá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự bắt mồi của cá nó quyết định kích thước con mồi mà cá

có thể ăn được. Theo Shirota (1970) [201], cá Chình hoa có khả năng bắt mồi có kích cỡ tối đa khoảng 45 % kích cỡ miệng. Cho nên, đối với kích cỡ miệng của cá Chình hoa từ 6,7 – 79,5 mm ghi nhận ở Thừa Thiên Huế có thể bắt được những con mồi có kích cỡ từ 3,01 – 35,78 mm.

a b

d c

Hình 3.20. Hình thái cấu tạo miệng (a - Rộng miệng, b – Dài miệng) và răng (c - Hàm trên, d - Hàm dưới) của cá Chình hoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w