Phương pháp xác định các thông số môi trường và vẽ bản đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 69)

4. Những đóng góp mới của luận án

2.3.2.4.Phương pháp xác định các thông số môi trường và vẽ bản đồ

Các thông tin về môi trường phân bố được thu thập trực tiếp tại hiện trường. Trong đó, các yếu tố môi trường nhiệt độ, độ mặn, pH, DO được xác định bằng máy đo chuyên dụng; độ sâu được đo bằng đĩa Sachi; các thông tin về nền đáy, chế độ thủy triều, chu kì trăng, thời tiết, thời gian được xác định thông qua quan sát và dữ liệu khí tượng, thủy văn (Bảng 2.2). Dùng máy ảnh để chụp khi quan sát, ghi nhật ký nghiên cứu, lập phiếu theo dõi để ghi lại kết quả tại thực địa.

Bảng 2.2. Các thông số về môi trường và thiết bị thu thập thông tin

STT Thông số Phương pháp xác định Thiết bị

1 Nhiệt độ Đo trực tiếp Nhiệt kế đầu dò

2 Độ mặn Đo trực tiếp Khúc xạ kế ATAGO Master S/MillM

3 DO Đo trực tiếp Máy Extech DO600

4 pH Đo trực tiếp Máy Hanna HI98017

5 Độ sâu Đo trực tiếp Đĩa Sachi

6 Nền đáy Xác định trực tiếp Máy ảnh và sổ ghi chép 7 Màu nước Xác định trực tiếp Máy ảnh và sổ ghi chép 8 Chu kì trăng Xác định trực tiếp Lịch và sổ ghi chép 9 Thời gian Xác định trực tiếp Đồng hồ và sổ nhật ký 10 Chế độ thủy triều Xác định trực tiếp Lịch và sổ ghi chép

11 Toạ độ Xác định trực tiếp Máy định vị GPS Garmin78S

Từ việc khảo sát thực địa, lấy thông tin khu vực khai thác và phân bố của cá Chình hoa thuộc lưu vực của 5 hệ thống sông chính, hai cửa biển và đầm Lăng Cô ở Thừa Thiên Huế. Sử dụng máy định vị GPS để đánh dấu các vị trí thu mẫu và khai thác cá Chình hoa kết hợp với dữ liệu vệ tinh google map và phần mền ArcGIS ver 10.3 được sử dụng để biên tập các bản đồ chuyên đề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 68 - 69)