Phân bố theo không gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 86)

4. Những đóng góp mới của luận án

3.2.2.2. Phân bố theo không gian

Tại Thừa Thiên Huế, cá Chình hoa có kích cỡ từ 300 – 699 mm phân bố phổ biến trên hầu hết các thủy vực nghiên cứu. Cá Chình hoa có kích cỡ > 700 mm xuất hiện ít hơn, chủ yếu tập trung ở vùng hạ lưu (Cửa Lác, Đập Thảo Long, Đập Truồi, Thuận An, Từ Hiền, Lăng Cô) và rải rác ở trung và thượng lưu (Bình Điền, A Lưới, Nam Đông). Chúng thường sống trong các hang sâu, chỉ xuất hiện vào ban đêm và di cư vào mùa mưa bão. Cá Chình hoa kích cỡ nhỏ (< 200 mm) chỉ xuất hiện ở vùng hạ lưu các hệ thống sông và cửa biển, đầm phá như: đập Cửa Lác, cửa Thuận An, hạ nguồn sông Truồi, cửa Tư Hiền, sông Bù Lu, đầm Lăng Cô (Hình 3.5). Vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 4 sang năm, cá Chình hoa con (TL < 200 mm) di nhập vào vùng hạ lưu. Sau đó dưới ảnh hưởng của chế độ thủy triều lên và xuống, chúng di cư ngược dòng và phát tán đến các thủy vực khác nhau. Cho nên càng lên cao ở vùng trung và thượng lưu, sự xuất hiện của cá Chình hoa có kích thước 100 – 299 mm càng giảm (Hình 3.6). Kết quả này phù hợp với nhận định của Robinet và cs (2007) [189], sự xâm nhập của cá Chình hoa giai đoạn con non (TL < 250 mm) vào các con sông nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và sự phân bố ngày càng giảm từ vùng hạ lưu đến vùng thượng lưu.

Tại các vùng nghiên cứu, sự phân bố của cá Chình hoa cũng có những đặc trưng khác nhau được hình thành bởi đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên. Cá Chình hoa có kích cỡ nhỏ < 200 mm, chỉ xuất hiện tại các thủy vực ở vùng hạ lưu như SBL, LC, TA và TH. Trong khi đó, cá Chình hoa lớn > 700 mm xuất hiện rải rác trên hầu hết các vùng thu mẫu, tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu vào mùa mưa lũ. Cá Chình hoa có kích thước trung bình từ 200 – 700 mm phân bố trên tất cả các thủy vực thu mẫu (Bảng 3.4).

Hệ thống sông Hương là thủy vực có số lượng và tỉ lệ cá Chình hoa khai thác được lớn nhất với 105 cá thể (30,0 %) có kích cỡ từ 200 – 1099 mm. Cá Chình hoa giai đoạn con non (TL < 200 mm) không thu được trên hệ thống sông Hương (Bảng 3.4). Cá Chình hoa phân bố tập trung ở vùng hạ lưu và thượng lưu của hệ thống sông Hương. Vùng thượng nguồn bao gồm các điểm nghiên cứu thuộc huyện Hương Thọ (thượng nguồn sông Bồ), khu vực Bình Điền đến Nam Đông, A Lưới nằm trên lưu vực của sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Khu vực này có địa hình thuận lợi cho việc ẩn ấp và phát triển của cá Chình hoa như: có nhiều đá dầm lớn, nhỏ tạo thành nhiều hang hốc, có nền đáy bùn, cát, rong rêu, độ sâu mực nước không lớn từ 2 - 4,5 m với sự xuất hiện của cá Chình hoa có kích cỡ > 300 mm.

Bảng 3.4. Số lượng các nhóm kích cỡ cá Chình hoa tại các vùng nghiên cứu

TL (mm) SOL SHU STr SBL LC TA TH 100- 199 0 0 2 19 15 5 3 200- 299 3 0 6 25 14 6 5 300- 399 8 21 12 9 8 4 1 400- 499 12 29 4 2 3 6 7 500- 599 7 23 4 2 1 4 1 600- 699 2 11 6 0 1 1 4 700- 799 1 7 6 0 1 2 3 800- 899 1 5 4 0 1 1 3 900- 999 0 5 3 0 0 1 1 1.000- 1.099 0 4 2 0 1 0 1 1.100- 1.199 0 0 1 0 1 0 1 Tổng 34 105 50 57 46 30 30 Tỉ lệ (%) 9,7 30,0 14,3 16,3 13,1 8,6 8,6

Vùng hạ nguồn, bao gồm các điểm tại Quảng Thọ, đập Thảo Long, cá Chình hoa phân bố không đều có kích cỡ từ 200 – 1099 mm. Đây là khu vực có độ sâu lớn từ 3 – 6 m, nền đáy bùn, cát, có nhiều đá dầm lớn, nhỏ tạo thành nhiều hang hốc (Hình 3.5). Sự phân bố của cá Chình hoa trên hệ thống sông Hương diễn ra theo hai mùa. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 6 hàng năm với chiếm 10,9 % số lượng. Sự xuất hiện của cá Chình hoa tập trung vào tháng 3 - tháng 4 với kích cỡ phổ biến 300 – 599 mm. Vào mùa

mưa, số lượng và kích cỡ của cá Chình hoa xuất hiện trên hệ thống sông Hương tăng lên (89,1 %) (Hình 3.6). (Tỷ lệ %) 35 30 25 20 15 10 5 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 TL (mm) 500 - 599 600 - 699 700 - 799 800 - 899 900 - 999 1000 - 1099 1100 - 1199

Hình 3.6. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác trên hệ thống sông Hương

Tỷ lệ (%) 35 30 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 500 - 599 600 - 699 700 - 799 800 - 899 TL (mm) 900 - 999 1000 - 1099 1100 - 1199

Hình 3.7. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác trên sông Ô Lâu

Trên sông Ô Lâu, cá Chình hoa phân bố tập trung tại hai vùng, vùng cửa sông tại đập Cửa Lác và các khe suối thuộc vùng núi của huyện Phong Điền với kích cỡ từ 200 – 699 mm vào tháng 3 hàng năm (94,1%) (Bảng 3.4 và Hình 3.7). Kích cỡ khai thác của cá Chình hoa trên hệ thống sông Ô Lâu thấp hơn so với các thủy vực khác, chủ yếu từ 200 – 799 mm, cá Chình hoa có kích cỡ > 700 mm rất hiếm gặp. Khu vực trung và thượng lưu chỉ khai thác được cá Chình hoa có kích cỡ 300 – 699 mm (Hình 3.5 và Hình 3.7).

Sự phân bố của cá Chình hoa trên hệ thống sông Truồi tập trung ở một số khu vực: vùng hạ lưu ở các trộ sáo nằm theo hướng Tây - Nam (hướng từ cửa sông Truồi đến cửa Tư Hiền) dọc ven bờ đầm Cầu Hai ra biển có nền đáy với sự phân bố của rong đuôi chó, nền đáy cát, bùn, độ sâu khoảng 1 m; vùng cửa sông Truồi có nền đáy đá và sự phát triển các thực vật ở 2 ven bờ; các bãi đá lớn dưới chân cầu Truồi và khu vực thôn Trung Chánh, cách cầu Truồi 500 m về hướng thượng nguồn, có các khe, hang hốc có độ sâu lên đến 7 m được tạo nên bởi các loại đá cuội, đá tảng là những vị trí có sự tâp trung của cá Chình hoa có kích thước lớn; khu vực đập Truồi, do sự ảnh hưởng của việc đóng mở cửa đập trong thời kì từ tháng 1 – tháng 4 đã cản trở quá trình di nhập của cá Chình hoa con lên vùng thượng nguồn nên tại các hang hốc, đá tảng ở dưới đập Truồi và đập tràn – xử lý sự cố có sự xuất hiện nhiều của cá Chình hoa có kích cỡ 200 – 600 mm; Ở khu vực hồ Truồi đã ghi nhận sự phân bố của cá Chình hoa với kích cỡ lớn > 700 mm tại các khe đá, tảng đá lớn có độ sâu từ 2 – 11 m. Ngoài ra, cá Chình hoa còn phân bố ở 4 khe suối bao gồm: khe Ông Viên, khe Ba Trại, khe Hợp Hai, khe Vũng Thùng, tại những vị trí có độ sâu từ 0,5 - 2 m có sự phân bố của cá Chình hoa kích cỡ từ 300 mm trở lên, cá có kích cỡ từ 200 – 300 mm phân bố chủ yếu ở các vị trí có độ sâu từ 0,1 - 0,3 m (Hình 3.7). Sự phân bố của cá Chình hoa trên hệ thống sông Truồi được phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, điểm hình bởi sự có mặt của cá kích thước nhỏ 100 – 600 mm (trong đó nhóm cá Chình lá liễu có kích cỡ < 200 mm xuất hiện vào tháng 1 và tháng 2) ở vùng hạ lưu; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm ghi nhận sự xuất hiện của cá Chình hoa có kích thước lớn hơn 700 mm (Hình 3.8).

Tỷ lệ (%) 14 12 10 8 6 4 2 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 TL (mm) 500 - 599 600 - 699 700 - 799 800 - 899

Hình 3.8. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác trên sông Truồi

Sông Bù Lu là một thủy vực có chiều dài con sông ngắn, chỉ khoảng 17 km với độ dốc lớn, địa hình có nhiều hang hốc, đá đầm lớn. Cửa sông đổ trực tiếp ra biển và không chịu ảnh hưởng bởi chế độ trao đổi nước ở khu vực đầm phá. Trên sông Bù Lu, cá

Chình hoa tập trung phân bố ở hai vùng chính là khu vực trung lưu thuộc địa phận xã Lộc Vĩnh và hai khe nước lớn là khe Ngai Bà Đợi và Ngai Ông Dòng, những vị trí này thường là nơi có địa hình hang hốc, đá dầm lớn (nhỏ), cửa ra các khe nước đổ, thác chảy, điểm chân cầu, chân đập. Còn những điểm có nền đáy cát bùn, bùn đất, rất nông, bằng phẳng thường không phù hợp với tập tính phân bố của cá Chình hoa. Kích cỡ khai thác cá Chình hoa trên sông Bu Lu nhỏ hơn so với các hệ thống sông khác, từ 100 – 599

mm trong đó nhóm cá kích thước < 200 mm có tần số bắt gặp lớn (chiếm 59,7% số lượng mẫu) vào hai thời điểm từ tháng 2 đến tháng 4 và tháng 8 đến thàng 10 hàng năm, thời điểm này trùng với hai mùa di cư của cá Chình hoa trong năm (Bảng 3. 4 và Hình 3.9). Tỷ lệ (%) 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 TL (mm) 500 - 599 600 - 699 700 - 799 800 - 899

Hình 3.9. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác trên sông Bù Lu

Tỷ lệ (%) 35 30 25 20 15 10 5 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 500 - 599 600 - 699 TL (mm) 700 - 799 800 - 899 900 - 999 1000 - 1099 1100 - 1199

Hình 3.10. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác tại đầm Lăng Cô, Phú Lộc

Ở khu vực Lăng Cô, Phú Lộc, cá Chình hoa tập trung nhiều ở cửa biển (80 %), khu vực suối Mơ và suối Tam Thác Đỗ chiếm tỷ lệ nhỏ (8 – 12 %) từ tháng 3 - tháng 4

với kích cỡ từ 100 – 499 mm (82,2 %) và tháng 8 - tháng 9 hàng năm với kích cỡ 500 – 1199 mm (chiếm 11 %) (Hình 3.5, Bảng 3.4 và Hình 3.10). Trong đó, tại khu vực cửa Lăng Cô là nơi có nền đáy cát thô, các tảng đá lớn nhỏ, hang hốc phù hợp với tập tính sinh sống và di cư của cá Chình hoa. Ở khu vực suối Mơ và suối Tam Thác Đỗ (Hói Dừa và Hói Mít) là những con suối lớn, dòng chảy liên tục, địa hình hiểm trở, nền đáy có nhiều hang hốc được tạo thành bởi các tảng đá lớn, cát, sỏi, phù hợp với điều kiện sống và ẩn nấp của cá Chình hoa trong thời kì sinh trưởng.

Sự xuất hiện của cá Chình hoa ở cửa biển Thuận An được chia thành 3 vùng, vùng thứ nhất là khu vực xã Hương Phong có hệ sinh thái rừng ngập mặn Rú Chá có nền đáy cát, sỏi, đá và bờ kè biển Hải Dương có sản lượng đánh bắt được là cao nhất; vùng thứ hai là những điểm nằm trong vùng có nền đáy có đá lớn và gồ ghề như chân cầu có sản lượng trung bình; vùng thứ ba gồm những điểm khai thác nằm trong vùng có nền đáy nông cạn và trơn tru bằng phẳng, nền cát với sản lượng khai thác thấp (Hình 3.5). Tại cửa biển Thuận An, sự xuất hiện của cá Chình hoa cũng được phân thành hai mùa rõ rệt tương ứng với kích cỡ phân bố và đặc điểm di cư của loài. Cụ thể, nhóm cá Chình hoa con có kích thước từ 100 – 399 mm chỉ xuất hiện từ tháng 12 - tháng 3 năm sau (43,3 %). Nhóm cá Chình hoa có kích cỡ > 400 mm xuất hiện rải rác từ tháng 7 - tháng 12 hàng năm (Bảng 3.4 và Hình 3.11). Tỷ lệ (%) 10 8 6 4 2 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 500 - 599 600 - 699 TL (mm) 700 - 799 800 - 899 900 - 999 1000 - 1099 1100 - 1199

Hình 3.11. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác tại cửa Thuận An

Tại khu vực cửa biển Tư Hiền, sự phân bố của cá Chình hoa cũng tập trung vào hai thời kì từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 8 đến tháng 12 hàng năm. Trong đó, vào mùa khô từ tháng 1 – tháng 3 ghi nhận sự có mặt của cá Chình hoa có kích thước nhỏ (> 500 mm) di cư vào vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, chiếm 53,3 % số lượng mẫu khai thác (Bảng 3.14). Từ tháng 8 đến tháng 12 tại cửa biển Tư Hiền ghi nhận có sự xuất hiện của cá Chình hoa có kích thước > 500 mm, tập trung trong hai tháng 9 và

tháng 10 (chiếm 43,3% số lượng thu mẫu) (Bảng 3.4 và Hình 3.12). Sự xuất hiện của cá Chình hoa tại cửa biển Thuận An tập trung ở các khu vực gần, xung quanh cầu Tư Hiền và gần bờ là những vị trí có địa hình hiểm trở với nhiều hang hốc hoặc đá tảng lớn, nhỏ và bụi, thảm cỏ. Những vị trí có địa hình nông, trơn tru bằng phẳng ít có sự xuất hiện của cá Chình hoa hơn.

Tỷ lệ (%) 8 7 6 5 4 3 2 1 0 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chú thích: 100 - 199 200 - 299 300 - 399 400 - 499 500 - 599 600 - 699 TL (mm) 700 - 799 800 - 899 900 - 999 1000 - 1099 1100 - 1199

Hình 3.12. Số lượng theo kích cỡ cá Chình hoa khai thác tại cửa Tư Hiền

Như vậy, trên các thủy vực ở Thừa Thiên Huế sự phân bố của cá Chình hoa theo không gian và thời gian chịu sự chi phối mạnh mẽ của các điều kiện về địa hình, thời tiết, khí hậu và giai đoạn khác nhau của vòng đời. Quá trình thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi khi di cư được định hướng bởi sự thay đổi của các yếu tố môi trường liên quan đến sự xáo trộn dòng chảy, nhiệt độ, độ mặn theo chu kì của thời tiết như: mưa, lũ, chế độ thủy triều. Các đặc trưng về môi trường và điều kiện thủy văn khác nhau tại các vùng sinh thái đã phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá Chình hoa từ cá con, cá giống tới giai đoạn trưởng thành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, hình thái, cấu trúc di truyền tiến hóa cá Chình hoa Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w