4. Những đóng góp mới của luận án
2.3.2.5. Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái
Các chỉ số về màu sắc, hình dạng bên ngoài của cá Chình hoa được quan sát, ghi chép ngay trên thực địa. Trong tổng số 21 chỉ số đo về hình thái bên ngoài có 11 chỉ số được đo bằng cách sử dụng mặt trái của cơ thể hoặc mặt sau của đầu Watanabe và cs (2004) [232], (Hình. 2.4). Các chỉ số về chiều dài tổng (TL), chiều dài đầu (LH), khởi điểm vây lưng (PD), khởi điểm vây hậu môn (PA), đường kính mắt (E) và khoảng cách giữa 2 mắt (IO) đã được đo bằng thước có độ chính xác 1,0 mm và thước kẹp có độ chính xác 0,01 mm. Khoảng cách vây lưng và vây hậu môn (AD), khoảng cách từ vây ngực đến vây lưng (PDH), chiều dài vây đuôi (T), chiều dài thân (TR) được tính từ PA, PD, LH và LT. Tổng cộng có 10 ký tự được tiêu chuẩn hóa theo tỷ lệ LT và HL để so sánh giữa các mẫu [102], [238] và (Hình 2.4). Các chỉ số màu sắc, hình dạng bên ngoài của cá Chình hoa được phân loại theo 4 giai đoạn (Bảng 2.3).
Hình 2.4. Các chỉ số hình thái được sử dụng theo mô tả của Watanabe (2004) [238]
(a) các chỉ số: chiều dài tổng (TL), chiều dài đầu (LH), khởi điểm vây lưng (PD), khởi điểm vây hậu môn (PA), khoảng cách vây lưng và vây hậu môn (AD), khoảng cách từ vây ngực đến vây lưng (PDH), chiều dài vây đuôi (T), Chiều dài thân (TR); (b): đường kính mắt (E); (c): khoảng cách giữa 2 mắt (IO)
Bảng 2.3. Các đặc điểm hình thái và màu sắc ngoài của cá Chình hoa
STT Chỉ tiêu
1 Cơ thể có màu vàng, lưng có dãi nâu, đốm chưa rõ; Vây vàng nhạt gần như trong suốt 2 Cơ thể có màu vàng, có đốm hoa màu xám rõ; Vây màu vàng.
3 Lưng nâu, đốm hoa rõ, màu xám, bụng xám trắng; Vây màu vàng nâu. 4 Lưng vàng nâu, đốm đen, bụng và đuôi vàng; Vậy màu đen hoặc đen đỏ
Các chỉ số hình thái bên trong bao gồm: đặc điểm mang, răng, miệng, nội quan, tuyến sinh dục được mô tả, đo, đếm bằng phương pháp quan sát, giải phẩu 189 cá thể trên tổng số 350 cá thể. Tiến hành đếm số lượng tia vây ngực, số đốt sống. Cỡ miệng được đo và tính toán theo công thức được đề xuất bởi Shirota (1970) [201]:
MH=AB*√2(1)
Tỷ lệ giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng được tính theo công thức của Al- Hussainy (1949, trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004) [23]:
RLG = Li / TL (2)
Trong đó, Li là chiều dài ruột, TL là chiều dài toàn thân. Công thức này được áp dụng đối với tỷ lệ giữa chiều dài dạ dày và chiều dài tổng.
Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng là được tính theo công thức của Froese và cs, (2014) [106]:
W = a.Lb (3)
Trong đó, W là khối lượng cơ thể (g), “L” là tổng chiều dài cơ thể (mm), “a” là hằng số tăng trưởng ban đầu, “b” là hệ số tăng trưởng.