Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu 00050008187 (Trang 58 - 59)

Báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng TMCP Quốc Dân từ năm 2013- 2015.

Dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản viết nhƣ thông báo, biên bản cuộc họp, thƣ từ, nhật ký, tiểu sử, thông báo của chính phủ, các bản ghi hành chính và báo cáo gửi các cổ đông hoặc đối tƣợng hữu quan cũng nhƣ các tài liệu không phải văn bản nhƣ băng ghi âm, phim ảnh, phim và các chƣơng trình truyền hình. Một đặc điểm phổ biến hiện nay trong xã hội là có quá nhiều “bằng chứng văn bản”, thƣờng đƣợc biên soạn và lƣu trữ thƣờng xuyên, tuy nhiên những tài liệu này thƣờng bị bỏ qua có lẽ vì sự phổ biến của nhiều

phƣơng pháp khác (thực nghiệm, khảo sát, phỏng vấn, quan sát). Các nguồn dữ liệu thứ cấp có thể đƣợc sử dụng theo các cách khác nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội. Một số nghiên cứu có thể dựa hoàn toàn vào các dữ liệu thứ cấp trong khi một số nghiên cứu khác nhƣ nghiên cứu tình huống, nghiên cứu lý thuyết có thể sử dụng kết hợp với phƣơng pháp phỏng vấn và quan sát. Khi sử dụng kết hợp với các dữ liệu khác, tài liệu thu thập đƣợc có thể rất quan trọng trong phép kiểm tra chéo (triangulation), trong đó một sự kết hợp chéo các phƣơng pháp khác nhau và các loại dữ liệu khác nhau đƣợc sử dụng trong một dự án duy nhất.

Tóm lại, việc thiết kế một dự án nghiên cứu phải lấy mục đích và mục tiêu nghiên cứu làm xuất phát điểm và trên cơ sở đó nghiên cứu viên phải lựa chọn phƣơng pháp tiếp cận (định lƣợng hay định tính) và lựa chọn chiến lƣợc nghiên cứu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu. Tùy theo mục đích nghiên cứu là phát triển lý thuyết hay kiểm định một lý thuyết/giả thiết, nghiên cứu viên phải lựa chọn kỹ thuật thu thập dữ liệu phù hợp. Sự nhất quán giữa mục đích nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập xử lý dữ liệu là nguyên tắc vàng đảm bảo cho sự thành công của dự án.

Một phần của tài liệu 00050008187 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w