So sánh với mục tiêu đánh giá:
- Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.
- Gốc so sánh: Do mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá biến động của các chỉ tiêu (tƣơng đối, tuyệt đối) quản trị rủi ro tín dụng qua các năm do
đó Gốc so sánh đƣợc lựa chọn có thể bản thân các số liệu so sánh qua các kỳ đã qua (kỳ trƣớc, năm trƣớc) hay kế hoạch, dự toán.
Các dạng so sánh: Các dạng so sánh thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân.
So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu
nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
So sánh bằng số tƣơng đối: Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số
tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.
Đối với hoạt động tín dụng, phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng để so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh các chỉ tiêu với quy định hiện hành của nhà nƣớc. Các công cụ của phƣơng pháp so sánh sử dụng trong đề tài: bảng biểu, biểu đồ xu hƣớng, biểu đồ cơ cấu.
Cụ thể trong luận văn, tác giả đã sử dụng
So sánh bằng số tuyệt đối: các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của NCB(tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay, vốn chử sở hữu…); các chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động và sử dụng vốn tại NCB (loại tiền, thành phần kinh tế, kỳ hạn,….)
So sánh bằng số tƣơng đối: các chỉ tiêu phân tích kết quả khảo sát ý kiến của các cán bộ nhân viên tại NCB(chức vụ công tác, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác,….)
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN (NCB)