Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân

Một phần của tài liệu 00050008187 (Trang 67 - 72)

Diễn biến về lãi suất, tỷ giá và lạm phát của thị trƣờng trong giai đoạn 2013 – 2015 đã đặt ra không ít những thử thách cho hoạt động vốn của các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống của NCB.

3.2.2.1 Theo nguồn vốn huy động và sử dụng vốn

Bảng 3.2: Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NCB

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng dƣ nợ Chênh lệch

cho vay

VNĐ 23.349 12.746 54,59%

2013 Ngoại tệ quy đổi 2.163 1.354 62,59%

Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Tổng dƣ nợ Chênh lệch cho vay

VNĐ 31.214 18.399 58,95%

2014 Ngoại tệ quy đổi 1.925 1.334 69,29%

Tổng số 33.139 19.140 57,76%

VNĐ 41.381 20.966 50,67%

2015 Ngoại tệ quy đổi 2.954 2.330 78,88%

Tổng số 44.335 23.296 52,55%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB)

Về tổng dư nợ cho vay: Tổng số vốn mà NH huy động đƣợc năm 2013 đạt

khối lƣợng 25.512 tỷ đồng trong đó cho vay và đầu tƣ chiếm 58,95% tƣơng ứng với khối lƣợng 14.100 tỷ đồng. Sang năm 2014 tổng số cho vay và đầu tƣ tăng lên với khối lƣợng là 19.140 tỷ đồng chiếm 57,76% so với khối lƣợng vốn huy động là 33.139 tỷ đồng. Đến năm 2015, tổng nguồn vốn huy động đạt 44.335 tỷ đồng và dƣ nợ cho vay đạt 23.296 tỷ đồng chiếm 52,55%.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại tiền

Về tổng dư nợ và cho vay theo loại tiền: Tỷ trọng cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ quy đổi VNĐ vẫn lớn hơn so với cho vay và đầu tƣ bằng VNĐ. Điều này thể hiện qua các năm nhƣ sau: năm 2013 cho vay và đầu tƣ bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 62,59% trong khi VNĐ chỉ chiếm tỷ trọng 54,59% trong tổng Nguồn vốn huy động tính theo từng loại tiền. Năm 2014 cặp tỷ trọng này là: 69,29% và 57,05%, năm 2015 là: 78,88% và 50,67%. Tuy nhiên về khối lƣợng cho vay và đầu tƣ theo loại tiền thì VNĐ vẫn luôn luôn đạt khối lƣợng lớn hơn so với Ngoại tệ quy đổi. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi chủ yếu khách hàng của NH là doanh nghiệp trong nƣớc.

Nhƣ vậy ta có thể thấy, khối lƣợng vốn cho vay và đầu tƣ NH chỉ chiếm khoảng trên dƣới 70% so với tổng khối lƣợng vốn mà NH huy động đƣợc. Nếu nhìn vào kết quả trên chúng ta chƣa thể kết luận đƣợc rằng NH sử dụng nguồn vốn huy động của mình một cách có hiệu quả hay không? Có thực sự phù hợp giữa tỷ trọng huy động với cho vay và đầu tƣ hay không? Câu trả lời duy nhất mà chúng ta có thể nhận biết đó là NH không rơi vào tình trạng thừa vốn.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế

Tính đến 31/12/2015, nguồn vốn huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế đạt 44.335 tỷ đồng, tăng 11.196 tỷ đồng so với năm 2014. Huy động vốn tăng chủ yếu từ khách hàng cá nhân.

3.2.2.2 Theo dư nợ quá hạn

Bảng 3.3: Cơ cấu Dƣ nợ quá hạn của NCB theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Ngắn hạn 405 364 246 -41 -10,12% -118 -32,42% Trung, dài hạn 990 925 913 -65 -6,57% -12 -1,30% Tổng dƣ nợ quá 1.395 1.289 1.159 -106 -7,60% -130 -10,09% hạn

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NCB)

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu dƣ nợ quá hạn theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính của NCB)

Dƣ nợ cho vay qua các năm vẫn tăng và dƣ nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với dƣ nợ cho vay khoảng 0,85% là nợ nhóm 2 tính trên tổng dƣ nợ và nợ xấu khoảng 2,15% tính trên tổng dƣ nợ. Dƣ nợ quá hạn tính theo thời hạn của NH năm 2014 giảm 7,60% so với cùng kỳ năm 2013 và đến năm 2015 thì tỷ lệ này

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay dài hạn năm 2014 so với năm 2013 thì tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 6,57% và đến năm 2015 thì giảm 1,07%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dƣ nợ quá hạn các khoản vay ngắn hạn năm 2014 giảm 10,12% so với cùng kỳ năm 2013. Đến năm 2015 tỷ lệ này giảm tới 32,42% so với năm 2015 tính trên tổng dƣ nợ quá hạn. Sở dĩ có biến động này là do 2015 một số mặt hàng chủ chốt trên thế giới nhƣ: xăng dầu, vàng, ngoại tệ biến động mạnh khiến chi phí của các DN tăng lên, hơn nữa Chính phủ và Nhà nƣớc đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong khi nhu cầu vốn của các DN rất lớn điều này làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của DN từ đó các DN không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình cho NH đúng hạn.

3.2.2.3 Theo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 3.4: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2013 -2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch

2014/2013 2015/2014 Tỷ lệ an toàn vốn tối 16.03% 10.83% 11.08% -5.20% 0.25%

thiểu

Tỷ lệ nợ xấu 6.07% 2.52% 2.15% -3.55% -0.37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB) Theo Điều 9 Thông tƣ số

36/2014/TT-NHNN của NHNN quy định “Từng TCTD phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%”.

Năm 2013, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NCB là 16,03%. Tỷ lệ này khá cao so với mức trung bình ngành là 15% vì thời điểm 2013 là thời điểm khá nhạy cảm của NCB do bị NHNN kiểm soát đặc biệt. Đến năm 2014, tỷ lệ này giảm 5,2% xuống chỉ còn 10,83% và 11,08% vào cuối năm 2015.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB)

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ nợ xấu

Thời điểm năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của NCB ở mức khá cao là 6,07%. NCB là một trong số các NHTM nằm trong diện tái cấu trúc ngân hàng theo đề án 254 của Chính phủ. Hoàn thiện giai đoạn một của quá trình tái cấu trúc, NCB đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2,52% vào cuối năm 2014 và cuối năm 2015 là 2,15%. NCB đã đạt đƣợc kế hoạch giảm và duy trì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

Một phần của tài liệu 00050008187 (Trang 67 - 72)