Đào tạo và cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.5. Đào tạo và cơ hội thăng tiến

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cơ hội thăng tiến có liên hệ chặt chẽ với sự hài lòng trong công việc của NLĐ (Pergamit và Veum, 1999; Peterson và cộng sự, 2003). Quan điểm này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ellickson và Logsdon (2002) khi nghiên cứu nhân viên cơ quan chính quyền thành phố cho thấy cơ hội thăng tiến được cho là có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc. Tuy nhiên, Kreitner và Kinicki (2001) cho rằng các mối quan hệ tích cực giữa cơ hội phát triển và sự hài lòng trong công việc phụ thuộc vào sự công bằng nhận thức của nhân viên.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), Châu Văn Toàn (2009) trong những NLĐ làm việc tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho thấy cơ hội thăng tiến ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng trong công việc. Nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao (2011) đối với NLĐ làm việc trong lĩnh vực sản xuất đồ uống của tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng cho thấy yếu tố cơ hội thăng tiến có ảnh hưởng đến sự hài lòng của NLĐ. Trong các nghiên cứu tại Việt Nam, yếu tố cơ hội thăng tiến được xem xét dưới các khía cạnh như đào tạo về chuyên môn, có cơ hội phát triển cá nhân, có cơ hội cho những người có khả năng, tính công bằng của chính sách phát triển nhân sự, tạo cơ hội nâng cao các kỹ năng chuyên môn của NLĐ. Đào tạo và cơ hội thăng tiến tạo cơ hội cho sự phát triển cá nhân, trách nhiệm nhiều hơn và có địa vị xã hội cao hơn. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên làm việc hăng say và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 30 - 31)