Quy trình nghiêncứu

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Quy trình nghiêncứu

Sự cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình nghiên cứu

Xác định thang đo Xây dựng bảng câu hỏi Cách thức thu thập thông tin

Thử nghiệm điều tra khảo sát Điều chỉnh thang đo,

bằng câu hỏi

Hình thành giả thuyết nghiên cứu

Đạt yêu cầu

Khảo sát điều tra Mã hóa, nhập dữ liệu Kiểm tra, làm sạch dữ liệu Phân tích kỹ thuật Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alnha Thống kê mô tả Phân tích nhân tố EFA

Kiểm định thống kê

Giải thích nhân tố mới Điều chỉnh giả thuyết

Phân tích hồi quy Gợi ý giải pháp

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết trước đó nhằm xác định các thang đo lường ảnh hưởng đến sự hài lòng của NLĐ đối với công việc, hình thành các giả thuyết nghiên cứu ban đầu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra và đặc thù về NLĐ tại tổ chức.

Bước 2: Lựa chọn các biến quan sát cho thang đo, xác định mẫu cho nghiên cứu này. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ cho tất cả các biến quan sát.

Bước 3: Lựa chọn cách thức thu thập thông tin cần nghiên cứu. Bảng câu hỏi được phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp NLĐ. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày ở phần xây dựng bảng câu hỏi, cách thức thu thập thông tin của chương này.

Bước 4: Sau khi đã xây dựng được bảng câu hỏi, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bẳng câu hỏi cần được thử nghiệm điều tra phù hợp với thực trạng của tổ chức để kiểm tra hoàn chỉnh thang đo, bảng câu hỏi. Nếu bảng câu hỏi đạt yêu cầu nghiên cứu thì tiến hành thu thập thông tin, nếu không đạt yêu cầu thì cần xây dựng lại bảng câu hỏi.

Bước 5: Sau khi thu thập thông tin, bảng câu hỏi được mã hóa và nhập dữ liệu điều tra. Từ giai đoạn thông tin vào bảng câu hỏi đến giai đoạn nhập dữ liệu điều tra, cơ sở dữ liệu được kiểm tra, làm sạch và xử lý nhằm đảm bảo độ tin cậy phân tích kỹ thuật số quan sát trong bảng câu hỏi.

Bước 6: Phân tích kỹ thuật gồm 02 phần: (a) thống kê mô tả, (b) phân tích nhân tố EFA và hồi quy. Trước khi phân tích nhân tố EFA, các thang đo lường được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ những biến rác và tương quan không chặt chẽ trong mô hình phân tích nhân tố EFA. Từ đó kiểm định lại giả thuyết ban đầu về đánh giá sự hài lòng của NLĐ đối với công việc, tiến hành phân tích hồi quy.

Bước 7: Sau khi phân tích kỹ thuật, dữ liệu suy diễn cần được kiểm định thống kê nhằm đảm bảo sự ổn định mô hình đánh giá sự hài lòng của

người laođộng đối với công việc. Cuối cùng đề xuất một số giải pháp cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 34 - 36)