Giải pháp tăng cường chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 96 - 107)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.6. Giải pháp tăng cường chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến

Có ý kiến cho rằng NLĐ khi được tuyển dụng vào tổ chức đã phải thỏa mãn các tiêu chuẩn tuyển dụng như trình độ học vấn, các kiến thức và kỹ năng cần có để đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy tổ chức không cần phải đào tạo cho NLĐ nữa. Mặt khác, chi phí cho hoạt động đào tạo thường rất tốn kém. Nhiều trường hợp NLĐ vừa được tổ chức cử đi đào tạo, học tập, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, sau đó về làm việc chưa lâu thì xin thôi việc. Việc này gây tổn hại không ít đến tổ chức không chỉ về mặt tài chính mà còn cả hình ảnh của tổ chức. Tuy nhiên, đa số các CEO cho rằng chính sách đào tạo không chỉ là việc đào tạo lại mà còn là việc trang bị các kiến thức, kỹ năng mà NLĐ cần có để có thể hoàn thành tốt công việc của mình, phù hợp với kế hoạch phát triển chiến lược của tổ chức cũng như những phát sinh mới trong

công việc. Đây chính là việc đầu tư của tổ chức cho tương lai phát triển của chính mình. Bên cạnh đó, việc có chính sách phát triển nhân viên rõ ràng sẽ làm cho NLĐ biết rõ các điều kiện cần có để được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp. Như vậy, NLĐ sẽ thấy rõ tương lai của mình ở tổ chức và họ sẽ quyết định gắn bó với tổ chức và cống hiến để được phát triển.

Để duy trì và nâng cao sự hài lòng của đội ngũ công chức thông qua các chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến, NHNN nên thảm khảo thực hiện những giải pháp sau:

Thứ nhất, Ban lãnh đạo NHNN nên có kế hoạch đào tạo và phát triển NLĐ từ trước để khi có sự thay đổi về yêu cầu công việc NLĐ có thể ngay lập tức thích ứng với công việc, với những đòi hỏi mới. Không nên chỉ đến khi cần mới bị động tổ chức đào tạo, huấn luyện NLĐ. Vào cuối mỗi năm, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp cùng các phòng, ban, bộ phận tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo theo kế hoạch phát triển của bộ phận, của NHNN. Sau đó, lập Kế hoạch đào tạo - Huấn luyện cho năm kế tiếp.

Thứ hai, NHNN nên có một chương trình đào tạo bài bản và khoa học, nên thực hiện theo các bước sau: Xác định nhu cầu đào tạo; Xác định mục tiêu đào tạo; Lựa chọn đối tượng đào tạo; Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo; Dự tính chi phí đào tạo; Lựa chọn và đào tạo giáo viên; Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

Thứ ba, NHNN nên xây dựng chương trình và lựa chọn các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo đó. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp đào tạo- phát triển nguồn nhân lực, đào tạo trong hay đào tạo ngoài công việc đều có từng cách thức đào tạo phù hợp với nhu cầu, thời gian và chi phí đào tạo.

Thứ tư, chú trọng đến mục tiêu, kết quả và chất lượng của chương trình đào tạo. Tìm cách tạo sự mới mẻ trong các khóa đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. NHNN nên sử dụng các phương pháp như:

thảo luận nhóm, các buổi ngoại khóa…trong các khóa học hoặc kết hợp các phương pháp trên để các khóa học đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, Vụ Tổ chức cán bộ NHNN cần chú trọng và tạo điều kiện đào tạo tiếng Anh, tin học và các kỹ năng mềm cho toàn thể đội ngũ nhân viên. Thực hiện việc luân chuyển nhân viên, qua đó nhân viên có cơ hội được học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ vị trí công tác mới, nâng cao nghiêp vụ chuyên môn của mình để phục vụ tốt hơn công việc của mình. Chú trọng đến công tác bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ nguồn để chuẩn bị nhân sự kế nhiệm, thay thế.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công chức tại NHNN” nhằm tìm hiểu mức độ hài lòng trong công của đội ngũ công chức làm việc tại NHNN cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NLĐ trong công việc từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm duy trì và nâng cao sự hài lòng trong công việc, giúp họ gắn bó lâu dài với tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của NLĐ bao gồm: Tính chất công việc, Điều kiện làm việc, Đánh giá thực hiện công việc, Chế độ đãi ngộ, Đào tạo và cơ hội thăng tiến và Các mối quan hệ trong công việc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng nhân tố tới sự hài lòng của NLĐ. Ảnh hưởng lớn nhất là “Đánh giá thực hiện công việc” , tiếp theo là “Điều kiện làm việc”; “Các mối quan hệ trong công việc”; “Tính chất công việc”; “Chế độ đãi ngộ” và cuối cùng là “Đào tạo và cơ hội thăng tiến”. Kết quả nghiên cứu này đóng góp vào việc kiểm định mối quan hệ giữa hài lòng với các khía cạnh của công việc và sự hài lòng tổng thể với công việc của NLĐ trong khu vực công. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho việc ra các chính sách về lao động tại đơn vị, đồng thời nó cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu sau này khi nghiên cứu về hài lòng trong công việc của NLĐ trong các điều kiện tương tự. Về mặt học thuật, đề tài nghiên cứu một lần nữa khẳng định mối quan hệ giữa hài lòng với các khía cạnh của công việc với sự hài lòng tổng thể của NLĐ với công việc. Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã giúp cho các nhà quản lý trả lời được câu hỏi về các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của NLĐ trong công việc, cường độ tác động của chúng như thế nào đến mức độ. Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời đưa ra những gợi ý về định hướng, giải pháp cho NHNN trong việc duy trì và nâng cao mức độ hài lòng của NLĐ trong công việc.

Nhìn chung, đề tài nghiên cứu đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Tác giả rất mong được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của người đọc giúp tác giả có thể hoàn thiện luận văn được tốt hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Cao Anh (2011), Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, TP.HCM.

2. Trần Kim Dung (2005), Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, Đại học Quốc Gia TP.HCM

3. Trần Kim Dung (2005), Nhu cầu, sự thỏa mãn của nhân viên và mức độ gắn kết đối với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

4. Nguyễn Thị Hồng Hà (2016), Sự hài lòng trong công việc của cán bộ công nhân viên công ty phát hành báo chí Trung ương.

5. Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh & Vũ Đức Nga (2013), Ứng dụng mô hình JDI đánh giá sự hài lòng công việc NLĐ tuyến cơ sở tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội.

6. Huỳnh Ngô Công Nương (2016), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên văn phòng tại thành phố Kon Tum, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

7. Đào Trung Kiên (2013), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên khối văn phòng tại Hà Nội - Ứng dụng phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính. Truy cập ngày 12/7/2019

8. Phạm Văn Mạnh (2012), Nâng cao mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên cơ sở tại Công ty viễn thông Viettel, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân

9. Võ Thị Ngọc Quyên (2016), Nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức sở công thương thành phố Đà Nẵng.

10. Châu Văn Toàn (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

11. Nguyễn Đình Thọ (2011), Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện, Nhà xuất bản lao động xã hội.

12. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – 2 tập, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.HCM.

13. Website tham khảo: https://www.slideshare.net/Kungfu88vn/nghin-cu-s- hi-lng-cng-vic-ca-ngi-lao-ng-ti-cng-ty-xi-mng-trung-hi-hi-dng

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Kỳ họp thứ 4, Điều 4 Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008.

Tiếng Anh

1. Adams, J.S., (1963), "Toward an understanding of inequity", Journal of Abnormal Psychology. 67, p. 422-436.

2. Bellingham, R. (2004), Job Satisfaction Survey, Wellness Council of America. 3. Durst, S. L. & DeSantis, V. S. (1997), The determinants of job

satisfaction among federal, state and local government employee, State and Local Government Review, Vol. 29, No. 1 (Winter 1997), p. 7-16. 4. Ellickson, M.C. & Logsdon, K., 2002. Determinants of job satisfaction of

municipal government employees.State and Government Review, Vol. 33, No. 3, pp.173-84.

5. Herzberg, F., Mausner, B., Snyderman, B.B., (1959), The Motivation to Work (2nd ed.), New York: John Wiley.

6. Hair, J.F, Black, W.C, Babin, B.J, Anderson, R.E. & Tatham, R.L

(2006), Mutilvariate data analysis, 6th ed, Upper Saddle River NJ, Pretice – Hall.

7. Herzberg, F., Mausner, B., Snyderman, B.B., (1959), The Motivation to Work (2nd ed.), New York: John Wiley.

8. Luddy, Nezaam, 2005. Job Satisfaction amongst Employees at a Public Health Institution in the Western Cape.University of Western Cape, South Africa.

9. Maslow, A. H., 1943. A Theory of Human Motivation.Psychological Review, 50, pp. 370-396.

10. McClelland, D., (1988), Human Motivation, Cambridge University Press.

11. Nunally & Bernstein (1994), Psychometric Theory, 3th ed, Mc Graw – Hill, New York.

12. Oshagbemi, T. (2000), "Satisfaction with co workers’ behaviour",

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

Với mong muốn hoàn thiện việc đánh giá trong Luận văn Thạc sỹ của mình, tôi thiết kế bảng hỏi với một số nội dung thu thập thông tin về các công tác nhằm hoàn thiện các hoạ t động nâng cao chất lượng nguốn nhân lực của Công ty, rất mong nhận được sự hợp tác từ anh (chị).

I. Thông tin cá nhân.

1. Giới tính: ¨ Nam ¨ Nữ 2. Độ tuổi: ¨ Từ 22 tuổi – 30 tuổi. ¨ Từ 31 tuổi – 40 tuổi. ¨ Từ 41 tuổi – 50 tuổi. ¨ Trên 50 tuổi. 3. Trình độ: ¨ Đại học ¨ Sau đại học

4. Thâm niên công tác:

¨ Dưới 3 năm.

¨ Từ 3 – dưới 5 năm. ¨ Từ 5 – 10 năm. ¨ Trên 10 năm.

II. Nội dung.

MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

Hoàn Không Bình Đồng Hoàn

CÁC TIÊU CHÍ toàn đồng ý thường ý toàn

không đồng

đồng ý ý

1 2 3 4 5

Tính chất công việc

1 Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn của Anh/Chị

2 Công việc cho phép

Anh/Chị sử dụng tốt các năng lực cá nhân

3 Anh/Chị cảm thấy công việc của mình đang làm rất thú vị và có nhiều thách thức 4 Phân chia khối lượng công

việc hợp lý

5 Được kích thích để sáng tạo trong công việc

Điều kiện làm việc

6 Thời gian làm việc mỗi ngày là hợp lý

7 Anh/Chị được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ cần thiết cho công việc 8 Cơ sở vật chất nơi làm việc

tốt

9 Nơi làm việc đảm bảo an toàn, thoải mái, sạch sẽ 10 Áp lực công việc không quá

cao

Đánh giá thực hiện công việ c

11 Đánh giá thực hiện công việc công bằng

12 Đánh giá thực hiện công việc đúng với kết quả thực hiện công việc của NLĐ 13 Quy trình đánh giá rõ ràng,

nghiêm túc

việc đảm bảo công khai, minh bạch

15 Đánh giá thực hiện công việc đảm bảo tính hiệu quả

Tiền lương và phúc lợi

16 Tiền lương tương xứng với tính chất công việc Anh/Chị đang làm và sức lực bỏ ra. 17 Anh/Chị được trả lương phù

hợp với kết quả công việc 18 Tiền lương đảm bảo cuộc

sống của bản thân và gia đình Anh/Chị

19 Anh/Chị được nhận tiền thưởng khi hoàn thành tốt công việc

20 Anh/Chị nhận được phúc lợi hấp dẫn (ví dụ: bảo hiểm tai nạn, chi phí đi lại, ăn uống, du lịch hàng năm,...)

Đào tạo và cơ hội thăng tiến

21 Anh/Chị được tham gia các khóa tập huấn cần thiết để làm việc hiệu quả

22 Cơ quan có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên rõ ràng

23 Anh/Chị biết rõ những điều kiện cần có để phát triển công việc

24 Cơ quan luôn khuyến khích và tạo nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển nhân viên 25 Chính sách đào tạo và thăng

tiến công bằng

Các mối quan hệ trong công việc

26 Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 27 Đồng nghiệp của Anh/Chị

là những người hòa đồng, thân thiện, dễ gần

28 Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của

Anh/Chị

29 Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của Anh/Chị 30 Cấp trên có năng lực, tầm

nhìn và có khả năng điều hành tốt

Mức độ hài lòng trong công việc của NLĐ

31 Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại

32 Anh/chị hài lòng với điều kiện làm việc tại NHNN 33 Anh/chị hài lòng với quy

trình đánh giá thực hiện công việc hiện nay tại NHNN

34 Anh/chị hài lòng với chế độ lương và phúc lợi tại NHNN 35 Anh/chị hài lòng với chế độ, chính sách đào tạo và cơ hội thăng tiến tại NHNN

36 Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 96 - 107)