Giải pháp xây dựng mối quan hệ trong công việc

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 93 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Giải pháp xây dựng mối quan hệ trong công việc

Mối quan hệ trong công việc bao gồm quan hệ với lãnh đạo và quan hệ với đồng nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ trong công việc là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn thứ ba đến sự hài lòng của đội ngũ công chức làm việc tại NHNN đối với công việc. Khả năng lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành công. Có ý kiến cho rằng người lãnh đạo phải có đủ 3 chữ T, đó là “Tâm” (đạo đức), “Tầm“ (tầm nhìn“ và “Tài“ (tài năng). Như vậy có thể thấy, người lãnh đạo cần có những phẩm chất đạo đức, có tầm nhìn và tài năng thì người lãnh đạo mới trở thành hình mẫu lý tưởng, là tấm gương cho nhân viên, tạo được sự tin tưởng, nể trọng của nhân viên. Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nấc thang thứ ba “Nhu cầu xã hội“ và thứ tư là “Tự trọng“ được thể hiện qua mối quan hệ giữa NLĐ với cấp trên. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và muốn của nhân viên. Như vậy, để cải thiện và củng cố mối quan hệ giữa NLĐ với cấp trên, ban lãnh đạo NHNN nên xem xét thực hiện các giải pháp sau: thiết lập kênh báo cáo và trao đổi thông tin để nhân viên dễ dàng chia sẻ, báo cáo và trợ giúp của cấp trên khi cần thiết cũng như không gặp khó khăn trong việc giao tiếp, trao đổi với cấp trên. Tăng cường tổ chức đào tạo, hội thảo nhằm nâng cao năng lực cho các nhà lãnh đạo của NHNN, từ đó nhân viên thêm phần tôn trọng, tin tưởng và tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên. Nhà lãnh đạo cần luôn hành động gương mẫu, làm tấm gương cho nhân viên noi theo. Nhà lãnh đạo cần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử, đặc biệt khi đưa ra các quyết định cần đảm bảo tính khách quan, công bằng, có tình, có lý để cho nhân viên tâm phục, khẩu phục.

Đồng nghiệp là những người mà nhân viên tiếp xúc nhiều nhất trong tổ chức. Mối quan hệ giữa NLĐ với các đồng nghiệp của mình đoàn kết, yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến NLĐ cảm thấy nơi làm việc cũng chính là nhà và yêu mến các đồng nghiệp của mình và tăng sự gắn bó với công việc. Từ đó có thể thấy nhân tố đồng nghiệp quan trọng như thế nào

trong sự HL với công việc của NLĐ. Trong công việc, sự hòa hợp và đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh tập thể. Trong cuộc sống, nhiều khi đồng nghiệp chính là những người bạn lắng nghe, chia sẻ và cho ta những lời khuyên hữu ích. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hầu hết NLĐ được khảo sát cho rằng đồng nghiệp của mình là người hòa đồng, thân thiện; tận tâm, tận tụy với công việc; đáng tin cậy và luôn giúp đỡ người khác khi cần. Điều này thật đáng khen, tuy nhiên NHNN không được chủ quan, hơn nữa cần tiếp tục tập trung một số nội dung sau để nâng cao sự HL của đội ngũ cán bộ đối với các đồng nghiệp của mình: Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của nhân viên tại tất cả các đơn vị. Tạo điều kiện để nhân viên tham gia vào các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ văn hóa, thể thao để được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,…Qua đó, tạo dựng mối quan hệ quan tâm, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp. Xây dựng bầu không khí làm việc thân thiện, hiệu quả. Phát triển văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức được coi là tài sản vô hình của tổ chức. Văn hóa tổ chức được xây dựng tốt sẽ tạo nên môi trường lành mạnh, công bằng cho mọi thành viên, cải thiện mối quan hệ trong công việc.

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 93 - 94)