7. Kết cấu của luận văn
2.2. Xây dựng bảng câu hỏi, cách thức thu thập thông tin
Để thu được các biến quan sát sử dụng cho nghiên cứu thực nghiệm, tác giả thảo luận với 2 nhóm nhân viên, mỗi nhóm 5 người làm việc ở 5 vị trí công việc khác nhau. Thảo luận sử dụng bộ thang đo sơ bộ với các nhân tố hài lòng với công việc tham khảo từ các nghiên cứu trước đây. Các thành viên tham gia thảo luận được tự do đưa ra ý kiến của mình về các khía cạnh của sự hài lòng với công việc được nêu ra. Kết quả tất cả các nhân viên tham gia thảo luận đều đồng tình với bộ thang đo được đưa ra. Các câu hỏi đo lường đều dễ hiểu, không bị trùng lặp.
Căn cứ vào chỉ số mô tả công việc (JDI) của Smith, Kendall và Hulin (1969), luận văn thừa kế các biến đo lường (biến quan sát) của các nhân tố như bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2. 1: Cơ sở hình thành các thang đo nhân tố trong mô hình
Biến Biến quan sát Tham khảo
độc lập
1. Tính chất công việc (TC)
TC1 Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên môn của Anh/Chị
Herberg (1959); Smith, TC2 Công việc cho phép Anh/Chị sử dụng tốt các năng lực
cá nhân Kendall và Hulin
(1969); Edwin Locke Anh/Chị cảm thấy công việc của mình đang làm rất thú
TC3 (1976); Khảo sát
vị và có nhiều thách thức SHRM (2012); Trần Kim Dung (2005) TC4 Phân chia khối lượng công việc hợp lý
TC5 Được kích thích để sáng tạo trong công việc
2. Điều kiện làm việc (DK)
DK1 Thời gian làm việc mỗi ngày là hợp lý
DK2 Anh/Chị được cung cấp đầy đủ trang thiết bị và công cụ Herberg (1959); Smith, cần thiết cho công việc Edwin Locke (1976);
Khảo sát SHRM DK3 Cơ sở vật chất nơi làm việc tốt
(2012); Trần Kim Dung
DK4 Nơi làm việc đảm bảo an toàn, thoải mái, sạch sẽ (2005) DK5 Áp lực công việc không quá cao
3. Đánh giá thực hiện công việc
DG1 Đánh giá thực hiện công việc công bằng Herberg (1959); Smith, Đánh giá thực hiện công việc đúng với kết quả thực hiện
DG2 Kendall và Hulin
công việc của NLĐ (1969); Weiss (1967);
Artz (2008), Spector DG3 Quy trình đánh giá rõ ràng, nghiêm túc
(1997); Khảo sát Đánh giá thực hiện công việc đảm bảo công khai, minh
DG4 SHRM (2012); Trần
bạch Kim Dung (2005)
DG5 Đánh giá thực hiện công việc đảm bảo tính hiệu quả
4. Tiền lương và phúc lợi (TL)
TL1 Tiền lương tương xứng với tính chất công việc Anh/Chị đang làm và sức lực bỏ ra.
Herberg (1959); Smith, TL2 Anh/Chị được trả lương phù hợp với kết quả công việc
Kendall và Hulin Tiền lương đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình
TL3 (1969); Weiss (1967);
Anh/Chị Artz (2008), Spector
(1997); Khảo sát TL4 Anh/Chị được nhận tiền thưởng khi hoàn thành tốt công
việc SHRM (2012); Trần
Kim Dung (2005) TL5 Anh/Chị nhận được phúc lợi hấp dẫn (ví dụ: bảo hiểm
tai nạn, chi phí đi lại, ăn uống, du lịch hàng năm,...)
DT1 Anh/Chị được tham gia các khóa tập huấn cần thiết để làm việc hiệu quả
DT2 Cơ quan có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên rõ ràng
DT3 Anh/Chị biết rõ những điều kiện cần có để phát triển công việc
DT4 Cơ quan luôn khuyến khích và tạo nhiều cơ hội thăng tiến, phát triển nhân viên
DT5 Chính sách đào tạo và thăng tiến công bằng
Smith, Kendall và Hulin (1969); Wessi (1967); Edwin Locke (1976); Tom (2007); Khảo sát SHRM (2012); Trần Kim Dung (2005)
6. Các mối quan hệ trong công việc
QH1 Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
Smith, Kendall và QH2 Đồng nghiệp của Anh/Chị là những người hòa đồng,
Hulin (1969); Wessi thân thiện, dễ gần
(1967); Edwin Locke QH3 Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của Anh/Chị (1976); Andrew (2002);
Khảo sát SHRM QH4 Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của Anh/Chị
(2012); Trần Kim Dung Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và có khả năng điều
QH5 (2005)
hành tốt
7. Mức độ hài lòng trong công việc của NLĐ
HL1 Anh/chị hài lòng với công việc hiện tại
HL2 Anh/chị hài lòng với điều kiện làm việc tại NHNN HL3 Anh/chị hài lòng với quy trình đánh giá thực hiện công
việc hiện nay tại NHNN Smith và cộng sự
HL4 Anh/chị hài lòng với chế độ lương và phúc lợi tại (1969); Schemerhon
NHNN (1993); Crossman và
Bassem (2003) HL5 Anh/chị hài lòng với chế độ, chính sách đào tạo và cơ
hội thăng tiến tại NHNN
HL6 Anh/chị hài lòng với các mối quan hệ trong công việc tại NHNN
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Để xem xét đánh giá được thái độ của người trả lời về sự hài lòng, tác giả lựa chọn dạng câu hỏi đóng trong bảng câu hỏi. Như vậy, sẽ tránh được việc các câu trả lời khác nhau và hầu như là mỗi người trả lời một cách đối với dạng câu hỏi mở, điều này khiến ta không kiểm soát được câu trả lời của họ và cũng khó có thể lượng hóa hay rút ra được một kết luận chung về vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, vì một trong những mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu, xác định mức độ hài lòng nên việc sử dụng câu hỏi dạng đóng với các lựa chọn
trả lời dạng thang đo Likert năm mức độ là phù hợp nhất. Bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời với các tuyên bố về thái độ của người trả lời như hoàn toàn đồng ý, đồng ý, bình thường/trung lập, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn với công việc của NLĐ ở từng khía cạnh, từng nhân tố trong công việc ở mức thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời, vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối quan hệ tương quan, quan hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đây để xây dựng các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Từ những thang đo này, bảng câu hỏi được phác khảo sơ bộ, sau đó tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học để điều chỉnh lại cho phù hợp và dễ hiểu.
Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu phải đảm bảo tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực; Bảo mật được thông tin danh tính đối tượng khảo sát nhằm khắc phục mức độ sai lệch thông tin thu thập trong bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông tin chi tiết.
Từ bảng câu hỏi khảo sát, cách thức thu thập thông tin trong luận văn này được thực hiện .
- Trình bày nội dung, hướng dẫn cách thức ghi thông tin vào bảng câu hỏi của NLĐ, quy trình thu thập thông tin đảm bảo tính độc lập của mỗi đối tượng khảo sát và thời gian phát và thu lại bảng câu hỏi.
- Xử lý thông tin: Sau khi thu lại bảng câu hỏi, cần kiểm tra cách ghi thông tin về NLĐ, sau đó mã hóa các mục hỏi thành các biến nhập dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0 for Windows. Cơ sở dữ liệu chưa thể đưa ngay vào phân tích vì có thể còn nhiều lỗi do nhập dữ liệu không đạt yêu cầu hoặc hiểu sai lệch câu hỏi trong quá trình thu thập thông tin. Do đó, cơ sở dữ liệu một
lần nữa được làm sạch và ngăn ngừa các lỗi vi phạm trước khi đưa vào phân tích kỹ thuật.