8. Cấu trúc của luận án
1.1.1.3. Thời kỳ hiện đại
Hình 1.7. Cảnh quan Jinhae-gu,
Hàn Quốc [nguồn: Internet]
Thế kỷ 18, cách mạng công nghiệp đã mở màn cho một loạt thay đổi lớn trong thiết kế và QHĐT. Sự xuất hiện của xe lửa, đầu máy hơi nước thúc đẩy sự giao thương giữa các thành phố, tạo nên những đại đô thị với mật độ dân số lớn cùng nền kinh tế sôi động thay thế cho những khu NĐLS vừa và nhỏ. Sự phát triển này ảnh hưởng trực tiếp đến hình thái các đô thị. Dân cư đổ dồn về các thành phố lớn tạo ra nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, gây tác động lớn đến môi trường và tính liên kết cộng đồng. Như một hệ quả tất yếu, nửa đầu thế kỷ 20, sự tiếp diễn của các quá trình phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ cộng với sự ra đời của các phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, ô tô đã tạo nên một sự thay đổi trong việc sử dụng KGCC trong các thành phố, tác
động đến sự tương tác giữa cư dân đô thị tại đây. Jane Jacob đã chỉ ra “phương thức lượng xe cộ tăng ồ ạt cùng với ý tưởng QHĐT hiện đại đã góp phần kết liễu KGĐT, để lại hậu quả những thành phố không còn sức sống”. Chính bà là người tiên phong trong việc kêu gọi sự chuyển biến về ý thức xây dựng các thành phố [74].
Ngày nay, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, lượng dân thành thị trên toàn cầu đã chiếm đa số so với dân nông thôn. Và trong nhịp sống hiện đại khắp các đô thị trên thế giới, người ta đã và đang tìm lại những phương thức sống giản đơn hơn, bằng những phương tiện thô sơ hơn. Không phải đường cao tốc, không phải toà nhà chọc trời, mà chính là các KGCC đã trở thành một phần không thể thiếu trong KGĐT. Các KGCC không chỉ mang lại sức sống và bản sắc cho thành phố, chúng còn kết nối con người với nhau, kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. Các KGCC giờ đây thường xuyên đầy ắp người dân, những người đang di chuyển, đang nghỉ ngơi, đang giao lưu. Yếu tố người sử dụng lúc này không thể tách rời khỏi kiến trúc, cảnh quan KGCC. Nó chính là một bộ phận cấu thành nên kiến trúc, cảnh quan KGCC [78].
Nếu nguyên tắc tạo hình cổ điển có thể tạo cho người ta những xúc cảm thẩm mỹ cân bằng và chủ động, với các thủ pháp đăng đối, vần luật, vi biến, tỷ lệ, tỷ xích thì tạo hình hiện đại lại tạo nên những ấn tượng bất ngờ. Các KGCC trên thế giới ngày này rất phong phú từ thể loại, qui mô, hình thức, đến sở hữu và phương thức quản lý. Nhưng dù là thể loại nào, qui mô nào, các nhà cầm quyền đều hướng đến mục đích phát triển KGĐT để nâng cao chất lượng sống cho người dân, tăng thêm giá trị, sức hút cho thành phố. Một trong những giải pháp quản lý thường được áp dụng là tăng cường STCCĐ trong các hoạt động từ đầu tư tới khai thác sử dụng, bảo trì hệ thống KGCC [68]. Nghệ thuật Pop – Art thịnh hành trong tổ chức KGCC của Châu Âu từ những năm 80 của thế kỷ 20. Trong nghệ thuật này, sự tham gia của cộng đồng, sự tưởng tượng và những lý giải cá nhân chính là mảnh ghép cuối cùng của những bức tranh dang dở, làm tăng thêm tính hấp dẫn của KGCC [67].