8. Cấu trúc của luận án
1.4.3. Tổ chức bộ máy và trách nhiệm quản lý nhà nước
Với lịch sử hình thành lâu đời, đô thị Thăng Long – Hà Nội được quản lý từ rất sớm. Thời Phong kiến, từ triều Lý đến triều Nguyễn, ở mức độ khác nhau, chính quyền có quy định quản lý an ninh trật tự, đất đai, xây dựng, đặc biệt là quản lý kinh đô bằng luật pháp. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta năm 1858, biến Hà Nội thành nhượng địa, thực hiện quy hoạch và quản lý theo kiểu phương Tây. Năm 1884, công sứ Bonnal cho làm đường vòng quanh Hồ Gươm, mở rộng đường Tràng Tiền, Tràng Thi vào trong Thành. Để có mặt bằng, họ di dời dân đi nơi khác bằng cách định giá đất rồi mua lại diện tích đó.
Hiện nay, công tác QLĐT chịu nhiều tác động của các lĩnh vực như kinh tế, xây dựng, đất đai, môi trường, dân số, HTXH, HTKT. Tại thành phố Hà Nội, trách nhiệm quản lý toàn diện về không gian, kiến trúc, cảnh quan do UBND thành phố chịu trách nhiệm. Trong phạm vi 5 quận NĐLS, tại mỗi quận, nhiệm vụ quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị nói chung, kiến trúc, cảnh quan KGCC nói riêng do phòng QLĐT thực hiện.
Tổ chức bộ máy và trách nhiệm của các cơ quan QLNN hiện nay được thể hiện tại sơ đồ 1.1 và 1.4. Các tồn tại, bất cập trong tổ chức và thực hiện nằm ở sự phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng, bị chồng chéo nhiều nội dung nhưng đồng thời cũng thiếu sự tham gia của các bên liên quan:
- Công tác quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị hiện nay đang bị chồng chéo: Chức năng quy hoạch sử dụng đất của Sở TN&MT; Chức năng quy hoạch cây xanh của Sở Xây dựng; chức năng QHĐT của Sở Quy hoạch Kiến trúc;
- Phường trực tiếp quản lý, giám sát trên địa bàn nhưng thông tin hai chiều chưa hiệu quả, thiếu nguồn lực
- Công tác duy trì, bảo trì vườn hoa, cây xanh, mặt nước do một số đơn vị cung cấp như Công ty cây xanh một thành viên, Công ty vệ sinh môi trường, Công ty chiếu sang đô thị không có sự phối hợp nhịp nhàng với cơ quan quản lý.
Quản lý kiến trúc, cảnh quan là một nội dung của QLĐT. Vì vậy, bộ máy quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC được thể hiện qua mô hình QLĐT nhiều cấp tại Hà Nội tại Sơ đồ 1.1. Trách nhiệm các cơ quan quản lý của thành phố thể hiện tại Sơ đồ 1.4.
Sơ đồ 1.1. Mô hình QLĐT tại thành phố Hà Nội [26]
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu quản lý cây xanh và công viên cấp thành phố [55]
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ THAM CỦA THÀNH PHỐ Sở Xây dựng BQL Các khu CN UBND quận Sở QHKT Sở VHTT & DL Sở Nội vụ Sở TNMT Sở GTVT SởNN& PTNT Công an TP Bộ tư lệnh thủ đô Viện QHXDHN UBND phường
Cấp phép XD theo thẩm quyền, tham mưu, báo cáo
Lập, thẩm định, phê duyệ t Quy chế quản lý QHKT đô thị
Lập danh mục, ranh giới, lập và thẩm định, duyệt ĐA TKĐT, Quy chế QLQHKTĐT
Có ý kiến với công trình di tích , có ý kiến với công trình quảng cáo tại khu vực chưa có QHQC
,
Chủ trì, phối hợp xem xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn nâng cao năng lực của cán bộ, công chức quản lý , cấp
phép XD
Đảm bảo QĐ về đất đai, nhà ở. Bảo vệ MT.Kiểm tra thực hiện với công trình có giấy phép khai thác tài
Cắm mốc, có ý kiến với chỉ giới thoát lũ, chỉ giới XD, chỉ giới đê điều
Lập danh mục ranh giới khu vực ANQP, Tham gia ý kiến với hồ sơ cấp phép XD với công trình thuộc khu
vực ANQP
Tham gia ý kiến phương án thiết kế PCCC
Tham gia ý kiến nội dung ANQP
Cung cấp TT về chỉ giới đường đỏ, HTKT, cao độ nền
Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, lập danh mục công trình xây dựng trên địa bàn để quản lý