Quản lý nhà nước về kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc của luận án

2.1.4. Quản lý nhà nước về kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng

QLNN trong các lĩnh vực của QLĐT. Vị trí của quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị thuộc khối 2 trong nội dung quản lý của Chính phủ. Nội dung QLNN về kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS triển khai theo các bước từ phân vùng để quản lý, xây dựng nội dung, chỉ tiêu quản lý. Nội dung bảo tồn được đề cao vì kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS có nhiều giá trị lịch sử, văn hoá cần gìn giữ và phát huy.

*Phân vùng kiến trúc, cảnh quan

Các tiêu chí phân vùng: Tính chất, chức năng sử sụng đất; Chất lượng, mức độ phát

triển cơ sở hạ tầng; Đặc điểm văn hoá, lịch sử; Yếu tố vị trí, địa hình, môi trường, sinh thái: khu trung tâm, mặt nước, cảnh quan thiên nhiên; Hình thái, bố cục kiến trúc cảnh quan (vùng, cụm, mảng, tuyến, giải kiến trúc đô thị); Yêu cầu về quản lý, phát triển (xây dựng mới, hạn chế phát triển, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo, cấm xây dựng) [11].

Phân vùng quản lý: Các vùng kiến trúc, cảnh quan được xác định theo qui mô vùng lãnh thổ, tổng thể đô thị; Tính chất, chức năng vùng; Khu vực bảo tồn di tích văn hoá, lịch sử, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, địa hình, sinh thái; Vùng cấm xây dựng; Vùng hạn chế phát triển [11].

*Nội dung quản lý

Các qui định về kiến trúc, cảnh quan đô thị: Mật độ xây dựng chung; Bóng dáng đô thị; Hướng nhìn chủ đạo của cảnh quan đô thị, khu dân cư; Yêu cầu kiến trúc, cảnh quan đối với các công trình chủ đạo; Sự phối hợp giữa các công trình xây dựng với cảnh qua tự nhiên như: mặt nước, địa hình, cây xanh.

Các chỉ tiêu quản lý đối với các kiến trúc, cảnh quan đô thị: Vị trí, ranh giới, qui mô; Yêu cầu sử dụng đất: mật độ cư trú, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao; Hình thức kiến trúc: vật liệu, màu sắc; Tính chất, mức độ bảo tồn, cải tạo, chỉnh trang, xây dựng mới; Yêu cầu về mối quan hệ với các khu khác.

Các yêu cầu về bảo tồn kiến trúc, cảnh quan có giá trị trong khu vực lõi đô thị: Tập trung cải thiện không gian cảnh quan, môi trường văn hóa, không gian kinh tế - xã hội xung quanh. Đây là cách thức dựa trên cơ sở quan niệm giá trị của di sản không chỉ nằm ở giá trị vật thể mà còn ở những không gian liên kết hỗ trợ cho nó. Nhờ cải tạo KGĐT mà giá trị của di sản cũng được nâng lên. Trên thực tế, tuỳ đặc điểm, tính chất di sản, khả năng quản lý, tài chính hay kỹ thuật mà công tác bảo tồn có thể lựa chọn các phương thức khác nhau. Trong một số trường hợp, đó là giá trị của địa điểm, cảnh quan đã kích hoạt lợi ích kinh tế, thu hút du lịch, hấp dẫn đầu tư phát triển.

Không gian phải đạt được tiêu chuẩn nhất định về kiến trúc, cảnh quan, kết nối đô thị, tiếp cận với cộng đồng, chức năng hoạt động thu hút và hấp dẫn, kích thích các tiềm năng để nâng cao giá trị địa điểm cho khu vực di sản.

*Quy chế quản lý: Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung cho thành phố; đối với khu vực đô thị lõi trung tâm của thành phố, các quận, các thị xã trực thuộc và các thị trấn thuộc huyện của thành phố cần có quy chế riêng; các quy chế riêng phải được lập trên cơ sở tuân thủ và phù hợp với quy chế chung của thành phố. Nếu quy chế riêng được lập trước thì sau đó cập nhật vào quy chế chung [8]. Đối với những khu vực đã có quy hoạch, TKĐT được duyệt thì quy chế được lập trên cơ sở đồ án QHĐT, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, TKĐT đã được duyệt. Đối với những khu vực chưa có QHCT, TKĐT thì nội dung quy chế áp dụng cho các đối tượng phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, định hướng phát triển chung đô thị [8].

Đối với khu vực đô thị lõi trung tâm, nội dung quản lý kiến trúc, cảnh quan phải đề cập đến tất cả các khu vực bao gồm: Khu vực đô thị cũ, cải tạo, chỉnh trang; Khu ở mới; Quảng trường, trục đường, tuyến phố chính; Khu vực trung tâm hành chính - chính trị; Khu vực cảnh quan công viên, cây xanh, sông, hồ.

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 71 - 73)

w