Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 142 - 144)

8. Cấu trúc của luận án

3.4.5. Giải pháp quản lý có sự tham gia của cộng đồng

1) Cộng đồng giám sát việc quản lý quy hoạch, kiến trúc KGCC: Đại diện của cộng đồng dân cư hoặc cá nhân được quyền: giám sát các hoạt động của chính quyền đô thị, của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về xây dựng, quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Phản ảnh các hành vi vi phạm quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị trong khu vực với chính quyền đô thị trực tiếp quản lý. Chính quyền đô thị có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu và phản hồi các ý kiến giám sát của cộng đồng. Cơ chế cộng đồng giám sát sẽ giúp cho thông tin kịp thời về chất lượng hoat động quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC thông qua đường dây nóng, hòm thư hoặc hiện đại hơn là chính phủ điện tử có kênh tương tác với người dân.

2) Cộng đồng giám sử dụng đất KGCC: Thực tế hiện nay, để đầu tư và khai thác sử dụng các KGCC của Hà Nội không thể chỉ trông đợi vào ngân sách của thành phố, cần các chính sách mở, kêu gọi sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế (PPP). Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự quản lý rất chặt chẽ, đặc biệt quản lý sử dụng đất để tránh hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng với quy hoạch dẫn đến tư nhân hoá các KGCC.Với công tác quản lý sử dụng đất KGCC trên địa bàn Hà Nội nói chung, khu NĐLS nói riêng, cộng đồng đô thị tham gia với tư cách là bên giám sát để đảm bảo lợi ích của các thành phần tham gia trong đô thị.

3) Cộng đồng tham gia vào quản lý khai thác, sử dụng KGCC: Cộng đồng là một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý, duy trì và phát triển KGCC. Việc quản lý KGCC có sự tham gia của cộng đồng tốt sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt; giảm hiện tượng phá hoại, giảm nguy cơ tội phạm, bạo lực. Bởi đó là không gian dễ dàng được quan sát bởi mọi người, hơn nữa nếu các không gian chức năng trong KGCC tạo được cảm giác gắn bó gần gũi người sử dụng sẽ khiến họ tự nguyện có trách nhiệm với những không gian đó, chính là sự bảo vệ tương hỗ. Để phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quản lý thực hiện những chính sách như sau:

Tuyên truyền, vận động, phổ biến, đào tạo nâng cao năng lực và khả năng nhận thức của người dân về vai trò, tầm quan trọng của KGCC đối với đời sống, cũng như những quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với KGCC. Gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch bằng các hình thức huy động cộng đồng góp vốn xây dựng, các hình thức tự quản, các đoàn thể tham gia quản lý.

Thiết lập ban đại diện cộng đồng (đại điện cho cộng đồng trong các hoạt động quy hoạch xây dựng có liên quan tới quyền lợi của cộng đồng) thanh gia giám sát xây dựng theo quy hoạch (giúp phát hiện những việc làm sai trái, xâm hại đến lợi ích cộng đồng, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng, vận hành dự án, theo dõi, đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án)

Thực hiện điều tra xã hội học nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến cho công tác xây dựng, quản lý (ý kiến đánh giá về thực trạng, chất lượng môi trường sống, hoạt động giao tiếp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao; nhu cầu nguyện vọng về các hoạt động trong KGCC)

Thành phố kêu gọi theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm: Các công trình xây dựng của các hộ dân quanh KGCC, vận động nhân dân tự sơn sửa chỉnh trang bề mặt công trình tông màu sắc thống nhất, tránh màu sắc phản cảm qui định người dân dỡ bỏ mái che, mái vẩy sai qui định, thực hiện theo mẫu thiết kế cùng một bố cục và mô đun điển hình; Thành phố hỗ trợ kinh phí triển khai làm bộ biển hiệu, biển quảng cáo cho các hộ dân đang kinh doanh theo thiết kế được duyệt.

3.5. Áp dụng thí điểm quản lýQuán Thánh – Quận Ba Đình -

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 142 - 144)

w