Bộ tiêu chí quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 110 - 112)

8. Cấu trúc của luận án

3.3.2. Bộ tiêu chí quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng

Hà Nội, luận án xác định 7 nhóm tiêu chí để quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS. Trong đó có các tiêu chí thành phần và chỉ tiêu xác định. Bao gồm các nhóm tiêu chí:1) Bố cục tổng thể; 2) Kiến trúc; 3) Cảnh quan; 4) Sử dụng đất; 5) Khu vực bảo tồn, di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng; 6) Hạ tầng kĩ thuật và Tiện ích đô thị;

(7) Hoạt động và phương tiện giao thông. Nội dung cụ thể như sau:

Nhóm 1. Bố cục tổng thể kiến trúc, cảnh quan KGCC: Quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC khu NĐLS theo định hướng phát triển của QHC, QHPK, TKĐT. Trên cơ sở đó xác định bố cục kiến trúc, cảnh quan KGCC hài hoà với tổng thể kiến trúc, cảnh quan khu vực đô thị. Dựa trên tổng hợp các yếu tố tác động lên phân vùng kiến trúc, cảnh quan NĐLS, thực hiện phân vùng quản lý và xây dựng các nguyên tắc quản lý theo vùng. Từ đó, xác định các KGCC khu NĐLS thành phố Hà Nội nằm ở phân vùng nào, tuân thủ với bố cục tổng thể kiến trúc, cảnh quan phân vùng đó.

Nhóm 2. Kiến trúc KGCC: Đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng, thẩm mỹ và môi trường đô thị, cụ thể các yếu tố kiến trúc tuân thủ chỉ tiêu như sau:

1. Các vật thể kiến trúc trong KGCC: đảm bảo chỉ tiêu về màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài tạo sự hài hòa chung cho toàn khu vực và cần được quy định trong TKĐT; tùy từng vị trí, thiết kế kiến trúc cần thể hiện rõ tính trang trọng, tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng.

2.Các công trình kiến trúc xung quanh KGCC: đảm bảo khoảng lùi theo quy định; Chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn của ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang, độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố, vật

liệu, màu sắc chủ đạo đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc toàn khu vực. Nhóm

3. Cảnh quan KGCC: gồm cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo

1.Cảnh quan tự nhiên: Đối với cảnh quan tự nhiên trong đô thị phải được bảo vệ nghiêm ngặt, duy trì đặc trưng địa hình tự nhiên của khu vực; Khu vực cảnh quan tự nhiên có ảnh hưởng kiến trúc, cảnh quan KGCC phải được khoanh vùng; chỉ dẫn sử dụng và hướng dẫn bảo vệ.

2. Cảnh quan nhân tạo:

1. Cây xanh trong KGCC: phải được trồng, chăm sóc, duy trì, bảo vệ, phân loại và bố trí theo quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và pháp luật hiện hành; Khuyến khích trồng các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực đô thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu sắc hài hòa, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị; Ao, hồ, suối, tiểu cảnh, giả sơn phải được thiết kế hợp lý, xây dựng phải đồng bộ, hài hòa cảnh quan, môi trường và phù hợp với chức năng, đặc điểm vùng miền, tính chất, khu vực đô thị;

3. Tiện ích cảnh quan: ghế ngồi, lối đi dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan, an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc;

4. Hè phố, đường đi bộ trong KGCC: xây dựng đồng bộ, phù hợp về cao độ, vật liệu, màu sắc từng tuyến phố, khu vực trong đô thị; kích thước hố trồng cây phù hợp, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đặc biệt đối với người khuyết tật; thuận tiện cho việc bảo vệ, chăm sóc cây; Khu vực quảng trường, công trình xây dựng mới đáp ứng về tương quan tỷ lệ; thể hiện rõ tính chất, ý nghĩa của từng không gian quảng trường.

Nhóm 4. Sử dụng đất: có quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho từng khu vực KGCC trong khu NĐLS thành phố Hà Nội theo định hướng QHC, QHPK, QHCT; Tuân thủ các chỉ tiêu chức năng sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao theo các đồ án QHC, QHPK, QHCT, TKĐT, quy chế, quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1. Chỉ giới: Công bố, cắm mốc chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, chiều cao công trình theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

2. Công trình ngầm: Công bố đồng thời kiểm soát chặt chẽ, thiết kế đồng bộ với các công trình nổi và hệ thống HTKT đô thị.

Nhóm 5. Khu vực cần bảo tồn, di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng: Không gian khu vực bảo tồn phải được giữ gìn, phát huy giá trị đặc trưng kiến trúc, cảnh quan vốn có của khu vực; Chiều cao tối đa của công trình xây mới trong khu vực bảo tồn phải tuân theo các quy định kiểm soát chiều cao theo QHĐT; mặt đứng các hướng, hình thức,

vật liệu, màu sắc của mái, cổng, tường, rào cần được duy trì hình thức kiến trúc và cảnh quan vốn có; Đảm bảo hài hòa, thống nhất giữa các công trình xây dựng mới, sửa chữa, tôn tạo, với những công trình bảo tồn về hình thức kiến trúc, vật liệu sử dụng, màu sắc cho mái và trang trí mặt ngoài nhà.

Nhóm 6. Hạ tầng kĩ thuật và tiện ích đô thị:

1. Cấp điện: qui định cụ thể hình thức, khoảng cách an toàn trạm biến áp, tủ điện, đường dây điện.

2.Cấp thoát nước: qui định cụ thể hình thức, vị trí, số lượng trạm bơm, trạm xử lý nước,

3. Biển hiệu, biển quảng cáo: qui định cụ thể và thiết kế các mẫu gợi ý về kích thước, màu sắc, ngôn ngữ phù hợp

4. Chiếu sáng: quy định về độ sáng, màu sắc, thời gian chiếu sáng để tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ cho các KGCC.

5. Tiện ích đô thị khác: qui định cụ thể về các trang thiết bị tiện ích phục vụ cho hoạt động của người dân trong các KGCC, gợi ý kiểu mẫu, số lượng, vị trí phù hợp.

Nhóm 7. Hoạt động và phương tiện giao thông:

1.Bãi đỗ xe: Quy hoạch và quản lý các bãi để xe giúp việc tiếp cận vào KGCC được an toàn, thuận tiện.

2. Hoạt động giao thông: Quy định cụ thể, rõ ràng việc khai thác sử dụng các hoạt động giao thông động và tĩnh để nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân khi tham gia, sinh hoạt trong KGCC; Đầu tư và phát triển hệ thống GTCC.

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w