Sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 54 - 55)

8. Cấu trúc của luận án

1.4.4. Sự tham gia của cộng đồng

Quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC là công việc phức tạp, đòi hỏi sự thỏa thuận và cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan, từ các cơ quan quản lý, chủ đầu tư đến người dân, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội - môi trường. Tuy nhiên, cộng đồng sống trong khu vực là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các quyết định của nhà chức trách. Do vậy, trong một xã hội đề cao tính công bằng - dân chủ như hiện nay, quyền lợi của người dân cần được đặt ở ví trí cao nhất. Để đảm bảo thực hiện điều đó một cách tốt nhất là cho họ tham gia vào quá trình QLĐT, bởi chính những người sống trong cộng đồng sẽ hiểu rõ nhất họ thực sự cần gì [21].

Trong công tác QLĐT tại Việt Nam, đặc biệt tại khu NĐLS thành phố Hà Nội, STGCCĐ không phải chưa từng có tiền lệ, thậm chí còn diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn trước đây và đạt được nhiều thành quả. Cuối thế kỉ 19, lần đầu tiên, cộng đồng dân cư tham gia xây dựng Hà Nội. Việc hiện thực hóa những phác thảo về quy hoạch khu phố Tây tại Hà Nội của người Pháp những năm 1890 đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý QHXD tại khu phố của người bản xứ – tức khu phố cổ hiện nay [22]. Nửa đầu thế kỉ 20, công cuộc QHXD thành phố có nhiều hoạt động. Năm 1902, dự án QHC cho khu bản xứ của Sở Đô thị được nghiên cứu. Tới thời điểm trước dự án của Ernest Hébrard, toàn thành phố có 60-70% nhà gạch được xây dựng. Năm 1957, bản đồ kiến thiết Hà Nội tỷ lệ 1/1000 do Phạm Gia Hiển lập được công bố. Lần đầu tiên quy hoạch Hà Nội do người Việt Nam thực hiện và được thông qua Hội đồng thành phố của người Việt Nam.Nửa sau thế kỉ 20, STGCCĐ dân cư Hà Nội thể hiện qua sự góp sức xây dựng hàng loạt công trình lớn của thành phố như: công viên Thống Nhất, Đường Thanh Niên, Hồ Thành Công, Thanh Nhàn, sông Tô Lịch, đắp đê Sông Hồng.Năm 1986, bắt đầu thời kì đổi mới. Những làng quê đô thị hóa để trở thành thành phố đã “nhập khẩu” thiết chế quản lý của châu Âu để rồi sau đó bị lãng quên. Sở Nhà Đất Hà Nội có kho 93 tờ Bản đồ sổ sách lưu trữ hồ sơ quản lý hàng trăm ngàn ngôi nhà bao gồm các phố và 54 làng nội thành.

Giai đoạn đầu thế kỉ 21 tới nay, trong công tác QLĐT nói chung, quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC nói riêng, vai trò và STGCCĐ chưa được khai thác triệt để. Người dân còn bị động trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của mình. Thực tế, qua

khảo sát các cá nhân và tập thể làm việc trong ngành xây dựng đô thị cho thấy đa số còn ít quan tâm tới vấn đề kiến trúc, cảnh quan KGCC. Hầu hết còn thờ ơ, chưa chủ động bày tỏ quan điểm về các chính sách của chính quyền. Chưa có cơ chế để cộng đồng tham gia vào công tác quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC một cách thiết thực và hiệu quả. Thực trạng STGCCĐ trong quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC đô thị nói chung, khu NĐLS Hà Nội nói riêng hầu như chỉ xuất hiện trong nội dung quản lý khai thác, sử dụng. Cụ thể là sự tham gia của các đội dân phòng, tự quản trong việc giữ trật tự đô thị nơi công cộng. Gần đây, từ sự phát động phong trào của các tổ chức NGO, các hội, nhóm đã tạo nên một số phong trào cộng đồng tham gia kiến tạo các KGCC nhỏ như sân chơi, vườn hoa nhưng chưa thực sự rộng rãi.

Một phần của tài liệu Toàn văn luận án (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w