8. Cấu trúc của luận án
1.1.2.2. Quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng các tuyến phố tạ
đô lịch sử thành phố Mỹ: Sau thời kỳ cách mạng công nghiệp, các thành phố Mỹ phát triển ồ ạt. Công nghiệp hoá tạo nên những thành phố giàu có với nhiều công trình hoành tráng. Trong thế kỷ XX, tại Mỹ nhiều đô thị phát triển dàn trải, kết nối với nhau bởi các tuyến cao tốc. Chính sách này đã tách con người khỏi cuộc sống thường nhật vốn có. Nhiều đô thị không ánh sáng xuất hiện. Những thành phố lớn như Los Angeles, New York vẫn có hệ thống KGCC nhưng ở dạng trung tâm thương
mại, công viên chuyên đề, tổ hợp giải trí chỉ phục vụ vào những dịp cuối tuần. Mô hình này khiến con người sống trong thành phố chỉ theo cách tồn tại chứ không thực sự được cảm nhận [69].
Chính trong giai đoạn này, các nhà tư tưởng như Jane Jacob, Christopher Alexander đã đề xuất hướng đi vững chắc cho công cuộc cải cách. Bên cạnh đó Kevin Lynch, William White, và các nhà nghiên cứu khác cũng quan tâm sâu sắc đến cuộc sống của cư dân đô thị và hiểu được giá trị chứa đựng trong KGĐT đầy ẩn
ý. Jane Jacobs cho rằng “Trong khi ngành QHĐT chỉ làm cho mình mắc kẹt trong
sự thiếu hiểu biết về bản chất của vấn đề mà nó phải đương đầu, thì các ngành khoa học sự sống đã và đang cung cấp một số khái niệm mà QHĐT cần tới [74].
Các nhà quy hoạch đã nỗ lực đưa ra những định hướng cải tạo khu nội đô thành phố theo hướng chú trọng đến khu vực ngoài nhà, sự giao tiếp của con người thông qua các KGCC được đề cao. Các thành phố Mỹ giờ đây không chỉ còn được biết đến như thành phố của xe hơi mà còn là nơi khách bộ hành ưa thích. Đại lộ Broadway, New York luôn là một điểm đến hút khách du lịch. Các nhà quản lý bên cạnh thúc đẩy chính sách phát triển các tuyến phố đi bộ, cũng giảm các phương tiện giao thông cá nhân đi vào khu vực trung tâm bằng cách thu phí người đi xe, dùng nguồn thu này tái đầu tư cho hệ thống hạ tầng công cộng, cụ thể là hệ thống tàu điện và xe bus công cộng, KGCC đã xuống cấp.
1.1.2.3. Quản lý kiến trúc, cảnh quan không gian công cộng hoà hợp thiên nhiên & con người tại nội đô lịch sử thành phố châu Á
Theo triết lý sống của người phương Đông, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người là nền tảng để hình thành hầu hết các đô thị ở châu Á. Chính điều này đã tạo ra những nét đặc trưng riêng và sức hấp dẫn của các KGCC tại châu Á với nét quyến rũ bí ẩn và đa dạng.
Tại Nhật Bản, các KGCC khu NĐLS chủ yếu được đặt trên những khu đất không vuông vức hoặc hình hài quá chuẩn mực, cảnh quan liên tục thay đổi, tạo dấu ấn về tầm nhìn trong khu vực. Cách tạo các không gian chi tiết, tỉ mỉ chính là thể hiện tâm hồn con người nơi đây. Mục tiêu quản lý hướng đến các KGCC có tính an toàn cao, hài hoà với thiên nhiên, tôn trọng bản sắc văn hoá của hệ thống sinh thái đô thị.
Đưa thiên nhiên gần gũi với con người là chủ trương QLĐT tại Singapore. Tôn trọng thiên nhiên, hòa quyện thiên nhiên vào đô thị để làm mềm hóa các khía cạnh thô cứng của khung cảnh đô thị hàng loạt các cao ốc. Áp dụng một loạt các chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”, “vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”, Singapore hiện đang được che phủ mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Chính sách quản lý kiến trúc, cảnh quan KGCC theo hướng này luôn đưa yếu tố thiên nhiên và cảm nhận của con người lên hàng đầu [120].