Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh Vân (Trang 26 - 29)

6. Kết cấu đề tài

1.3.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: Tính không chắc chắn ẩn chứa trong các mối quan hệ nhân quả trên trị trường, môi trường cạnh tranh năng động và nền kinh tế toàn cầu thay đổi nhanh chóng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các khó khăn cho sự tương thích của cơ cấu tổ chức với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp. Điều này buộc doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình đồng thời tạo cho nó tính linh hoạt để thích nghi với hoàn cảnh.

Môi trường pháp luật: Sự hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo cho sự bình đẳng trước pháp luật cho mọi loại hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển, ổn định cơ cấu tổ chức. Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật thiếu hoàn thiện, thường xuyên thay đổi buộc doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh theo để phù hợp với pháp quy.

Môi trường chính trị - xã hội: Chính trị xã hội ổn định, khuyến khích hợp tác phát triển, chính sách kinh tế, đầu tư thông thoáng... tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, hình thành cơ cấu tổ chức phù hợp để thúc đẩy sự phát triển. Và ngược lại, khi môi trường chính trị

xã hội bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị giới hạn, quy mô bị thu hẹp lại.

Môi trường văn hóa: Văn hóa, lối sống, phong tục tập quán... sẽ tác động hình thành nên văn hóa tiêu dùng của từng vùng, quốc gia và hình thành văn hóa từng doanh nghiệp. Văn hóa tiêu dùng ảnh hưởng tới khách hàng của doanh nghiệp buộc họ phải thích ứng, bao gồm cả việc lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với các đặc trưng riêng của các nhóm khách hàng tương ứng. Và văn hóa doanh nghiệp tác động đến cách doanh nghiệp hoạt động, đến quan hệ, cách ứng xử với đối tượng bên ngoài, ảnh hưởng tới môi trường nội bộ. Từ đó tác động tới cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên: Những biến đổi của môi trường tự nhiên ngày càng được thế giới quan tâm, không ngành nghề kinh doanh nào là không chịu sự tác động của môi trường tự nhiên. Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch... Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên, các doanh nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phòng, san bằng, tiên đoán và các biện pháp khác... Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên,… khiến cho các doanh nghiệp phải thay đổi, phải có biện pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền để giúp doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí hơn nữa, tăng doanh thu và lợi nhuận.

1.3.2.2. Môi trường ngành

Khách hàng: Là người quyết định đầu ra, nuôi sống doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc về khách hàng như sức mua, nhu cầu, thị hiếu hay sự tín nhiệm của khách hàng là cơ sở thông tin để ra quyết định trong hoạch định chiến lược, mục tiêu và tổ chức phục vụ...từ đó ảnh hưởng tới việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức thích hợp. Ví dụ như với khách hàng của doanh nghiệp rất đa dạng thì nên chọn cơ cấu theo sản phẩm, nếu ổn định thì có thể chọn mô hình chức năng... Do vậy, cơ cấu tổ chức của doanh

nghiệp cũng phải được thiết kế sao cho có thể hỗ trợ hữu hiệu cho việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

Người cung ứng: Là nguồn cung cấp tài chính, lao động, hàng hóa, nguyên vật liệu, thông tin...cho doanh nghiệp. Các yếu tố như số lượng nhà cung ứng, chất lượng, giá cả của họ sẽ quyết định tính thường xuyên, đều đặn của quá trình kinh doanh, chất lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do vậy, đó là cơ sở để ra các quyết định quản trị bao gồm cả về cơ cấu tổ chức và phân quyền.

Đối thủ cạnh tranh: Là những doanh nghiệp thỏa mãn cùng một loại nhu cầu của khách hàng, đó có thể là đối thủ trực tiếp hay gián tiếp, thực tế hay tiềm năng. Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung mọi cố gắng để đáp ứng một cách ngày càng đầy đủ và chính xác đòi hỏi của khách hàng. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp phải hình thành cho mình một cơ cấu tổ chức cho phép khai thác lợi thế cạnh tranh hiện tại trong khi lại cho phép nó phát triển các lợi thế mới.

Chính sách quản lý của Nhà nước về ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Tùy theo mục tiêu phát triển từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có những chính sách tương ứng cho từng ngành nghề để vừa phát triển nền kinh tế một cách mạnh mẽ, bền vững lại vừa hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, hài hòa. Các chính sách quản lý của Nhà nước có thể tác động tới doanh nghiệp như một sự hỗ trợ tích cực, tạo ra động lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới chiến lược hay nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động làm thay đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Và ngược lại.

Vậy, tóm lại các doanh nghiệp khi xây dựng cơ cấu tổ chức cho mình bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của môi trường chính trị chung, thì còn phải quan tâm đến các chính sách quản lý riêng của Nhà nước về ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mình đang, sẽ tham gia hoạt động.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Thịnh Vân (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w