NGƯỜI ẤN ĐỘ GIÁO THỜ PHƯỢNG QUA HÀNH VI THIỆN

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 33 - 35)

05. TÔI SẼ THỜ PHƯỢNG NHƯ THẾ NÀO?

NGƯỜI ẤN ĐỘ GIÁO THỜ PHƯỢNG QUA HÀNH VI THIỆN

Gần đây, người Ấn Độ Giáo ngày càng hướng nhìn ra thế giới bên ngoài. Ấn Độ đã bắt đầu xác định đúng vị trí của mình là một quốc gia quan trọng. Phong trào này đã được sự giúp đỡ rất nhiều bởi những cố gắng và

cuộc đời của một người Ấn Độ Giáo rất sùng đạo -- Ngài Gandhi. Trước khi bị ám sát vào năm 1948, phần lớn thế giới bắt đầu trông đợi Mahatma Gandhi hướng dẫn cách áp dụng nguyên tắc tôn giáo vào tình hình chính trị. Phần lớn trong đời Ngài, Ngài đã dấn thân vào trong việc tranh đấu để cải thiện hoàn cảnh cho dân tộc Ấn. Ngài làm được rất nhiều cho quốc gia qua tuyệt thực, cầu nguyện, hội họp hơn là qua tuyên truyền, khủng bố và nổi loạn võ trang. Khi cái chết của Ngài xẩy ra do bàn tay của một người Ấn Đô Giáo cấp tiến không chiụ nổi việc Ngài khẳng định rằng không được sử dụng bạo lực để chống lại người Hồi Giáo tại Ấn Độ.

Chính động lực tôn giáo đã làm cho đời Ngài trở thanh tấm gương hấp dẫn cho triệu triệu người đồng đạo Ấn Độ Giáo của Ngài và là trung tâm của sự chú ý cho quần chúng khắp trên thế giới. Gandhi cảm thấy lối sống tốt nhất cho chính Ngài là lối sống của những hành vi thiện. Khi Ngài 34 tuổi, Ngài phát nguyện lời thề giữ trong sạch dù nghèo khổ. Ngài đã tận tâm phụng sự đồng bào của Ngài. Cho nên không một công việc nhỏ mọn nào là Ngài không làm. Mặc dù Ngài thuộc đẳng cấp buôn bán, Ngài đã bỏ tất cả những sự phân biệt đẳng cấp đằng sau.

Chính khách thánh thiện này có một mơ ước là cố gắng làm cho thế giới chuyển mình. Thế giới lý tưởng, Ngài nghĩ, phải đạt cho được bằng phương tiện hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh. Tất cả những tôn giáo, tất cả những cộng đồng, tất cả các dân tộc phải có đặc quyền đồng đều. Gandhi nhấn mạnh về chân lý và bất bạo động trong mỗi lĩnh vực cuộc đời. Trong sự nhấn mạnh của Ngài, Ngài tập trung ánh sáng mặt trời chân lý vào sự bất bình đẳng trong hệ thống đẳng cấp và tính không đẳng cấp, những giai cấp này được coi như một vết thương trên gương mặt Ấn Độ hiện đại.

Ngài đi đến chỗ cảm thấy rằng dân Ấn Độ bị tước đi quyền được hưởng nền văn hóa duy nhất của họ, cho nên Ngài khởi xướng phong trào dẫn đến giành độc lập từ sự cai trị của người Anh. Những sự thay đổi ông thực hiện không có hiệu lực do môi trường của thói quen khổ hạnh: nhịn đói và tự hành xác để hối lỗi và từ bỏ những tiện nghi vật chất. Quả thật Ngài không sống vì bản thân mình mà sống vì chân lý và bất bạo động.

Tiếng nói vì dân của Ngài hiệu quả đến nỗi chắc chắn một số tác phẩm của Ngài một ngày nào đó sẽ nằm trong số những tác phẩm thiêng liêng của Ấn Độ. Ngài được miêu tả bởi những đệ tử của Ngài như vị cứu tinh của dân tộc -- một thiên thần giáng thế. Về mình, Ngài đơn giản nói, "Tôi là người của hòa bình".

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w