LÒNG HÀO HIỆP CỦA CON NGƯỜ

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 87 - 89)

12. THẦN GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA NHỮNG VỊ THẦN

LÒNG HÀO HIỆP CỦA CON NGƯỜ

Người Nhật thấy đời sống rất tốt đẹp, và họ sung sướng chấp nhận nó như thế. Họ không cố ý nghi ngờ điều đó. Họ chấp nhận đời sống một cách vui vẻ hơn một số môn đồ của một số tôn giáo. Ngay cả những người Phật Tử tại Nhật Bản cũng không quá thiên về cái khổ của đời sống. Người Thần Giáo cảm thấy "Ở Nhà" trong thế giới này. Họ tin rằng các thần mong muốn sự sung sướng và hạnh phúc của họ. Đời sống tốt đẹp và con người cũng tốt đẹp. Làm sao có thể trái ngược lại được khi các thần tạo ra họ?

Thần giáo không có bản liệt kê các điểu răn và không có bản điều luật luân lý phải theo. Hơn một trăm năm mươi năm trước, một nhà học giả Nhật viết:" Chính là vì người Nhật thực sự đạo đức trong việc thực hành nên họ không cần đến lý thuyết đạo đức, và sự quan trọng hóa của người Trung Hoa về lý thuyết đạo đức là do thực hành không nghiêm của họ."

Một người Nhật khác cùng thời vạch ra rằng con người được tạo ra "bởi tinh thần của hai Thần Sáng Tạo (Izanagi và Izanami). Cho nên tự nhiên là họ được phú cho kiến thức về những gì họ phải làm và phải tránh. "Họ không cần phải bận tâm với hệ thống luân lý ", ông viết thêm vào như vậy.

Vì người Nhật cảm thấy con người thực sự tốt bụng, nên họ không bao giờ lo lắng về tội lỗi. Con người có thể gây lầm lỗi, lầm lỗi này có thể được gọi là "tội lỗi", nhưng không phải là tràn đầy tội lỗi. Người Nhật tôn thờ qua việc tặng lời cảm ơn hơn là kể lể nhược điểm của mình và tìm cách xin tha thứ cho họ. Không ai dạy người thần giáo nghĩ chính mình là "đồ giun dế trong cát bụi".

Người Thần Giáo không bao giờ quan tâm đến khái niệm kiếp sau. Không có lời dạy nào về cuộc đời bên kia ngôi mộ, và người Thần Giáo không cầu nguyện cho hạnh phúc tương lai. Họ cầu nguyện nhiều hơn về những thứ rõ ràng như thực phẩm, hạnh phúc, phúc lợi của quốc gia và bầy tỏ lời cảm ơn. Dù Thần Giáo không nhấn mạnh đời sống sau khi chết, thì Phật Giáo đã đáp ứng cho dân tộc Nhật. Dân tộc Nhật Bản cũng như dân tộc Trung Hoa, thích phối hợp giáo lý từ nhiều tôn giáo.

---o0o---

THẦN

Hầu hết người Thần Giáo nói về "Thần". Đối với đa số người Thần Giáo, có nhiều Thần và Nữ Thần, bày tỏ lợi ích của con người và mọi mặt của thiên nhiên. Những nhà Thần Giáo tri thức có thể nói về "thần thánh". Đối với họ, tính thần thánh có trong mọi thứ hoàn toàn thiên nhiên vì không có gì siêu nhiên. Đặc tính thiêng liêng này cũng ở trong con người dù rằng con người không hiểu làm sao nó có thể như thế. Sự tôn kính nhiều thần và hồn thiêng các anh hùng, và những người nổi tiếng chỉ là công nhận tính thần thánh hiện diện trong tất cả thảy đời sống.

Những người chín chắn hơn trong Nhật Bản hiện đại tin tưởng vào một Thần. Hay họ có thể giải thích điều đó như là niềm tin vào một nguồn gốc vì đặc tính thần thánh của toàn bộ đời sống. Nhưng Thần Giáo phát triển rộng lớn nhờ niềm tin vào nhiều thần. Tài liệu từ năm 901 sau Công Nguyên cho thấy ba nghìn ngôi đền tại Nhật Bản, có trên ba nghìn thần được thờ cúng. Đến năm 1914 có trên 190,000 ngôi đền tại Nhật. Có hàng trăm ngàn người thăm viếng các ngôi đền chính hàng năm. Những ngôi đền khác chỉ là những ngôi đền gần đường ở xa quận lỵ.

Thái Dương Thần Nữ, là trung tâm của sự thờ phượng Thần Giáo. Người anh em, Thần Dông Tố, được tôn kính rộng rãi, và Nữ Thần Thực Phẩm cũng vậy. Tất cả thần đều là dòng dõi của cặp thần gốc đã sinh ra những hải đảo của Nhật cũng như vô số các vị thần khác. Những vị thần này được gọi

là Izanagi, Bàu trời cha và Izanami, Đất Mẹ. Thần thoại Nhật Bản đầy những chi tiết về chuyện sáng tạo, gồm cả chuyện về Izanagi (Trời) ra lệnh cho Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ) trị vì Miền Thượng Giới. Từ nhiều năm, Thái Dương Thần Nữ là biểu tượng của mọi thứ quý giá nhất trong sự phát triển của dân tộc Nhật.

Khi Thái Dương Thần Nữ phái người cháu trai trị vì Nhật Bản, nữ thần này tặng cho người cháu ba báu vật thiêng liêng nhất trong Thần Giáo. Đồ châu báu cho hoàng đế, được để ở cung vua tại Tokyo, là những biểu tượng của sự phục tùng và tính quyền quí. Thanh gươm, giữ tại đền Owari, tượng trưng cho trí tuệ và công lý và tấm gương, để tại ngôi đền Ise, tượng trưng sự ngay thẳng và thanh khiết. Những người thần giáo tin rằng những huyền thoại và báu vật này dùng để nhắc nhở họ về quyền lực thiêng liêng được trao cho các hoàng đế dùng để trị vì.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w