CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ BA

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 44 - 46)

07. TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ BA

Khổ đau chấm dứt với sự chấm dứt hoàn toàn thèm muốn.

Con người không phải làm nô lệ cho thèm muốn của mình, Đức Cồ Đàm nói như vậy. Người ta có thể làm một việc gì đó về bất hạnh của mình. Mỗi người có một sự lựa chọn về cách sống. Người ta có thể sống bằng những hoạt động đơn giản, không gây ra vấn đề thường lệ, những hoạt động này nảy sinh vì thèm muốn. Hay người ta có thể chọn sự phản ứng của mình trên cơ sở của mỗi trạng huống gặp phải. Trong trường hợp thứ nhất, người ta hành động do "nhu cầu" bề mặt, không biết về nhu cầu thực sự của mình. Trong trường hợp thứ hai, người ta có thể nhận thức được tiềm năng thực sự của mình. Sự lựa chọn tùy theo cá nhân, và do chính người ấy sẽ gặt hái kết quả.

Thí dụ, người ta có lần thấy rằng ăn thứ gì đó mình thích có thể khiến tâm trí người ấy thoát khỏi phiền toái. Sau này, dù người ấy có thể chọn cách ăn thứ gì tốt mỗi lần cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng loại hành xử đó có thể rất khó giải quyết vấn đề. Thực tế là người ấy chỉ thêm vào những phiền toái mà không biết, vì người ấy có thể mắc chứng khó tiêu và quá mập và đầy những vấn đề không bao giờ được giải quyết. Đó là loại tình huống mà Đức Cồ Đàm đang suy xét khi Ngài nói, "khao khát thèm muốn gây nên sự tái tạo của những cái bắt đầu trở thành"trong Chân Lý Cao Quý Thứ Hai của Ngài. Tránh vật lộn thực sự trong lòng với mỗi khó khăn, khi nó khiến cho mình vấp phải vấn đề mới do một vấn khác. Người ấy xây đắp vấn đề mới trên nền móng của tất cả những vấn đề chưa được giải quyết. Làm như vậy, người ấy tiếp tục tái tạo bất hạnh của mình.

Khi người ta gặp một vấn đề mới trong cùng một chiều hướng vô ích như vấn đề cũ, người ấy tạo ra những hành động vô ích và những thói quen bất thiện. Điều này có thể dẫn đến hạnh phúc trường cửu không? Đức Phật trả lời, không. Ngài nói, những hành động và những thói quen như vậy phát xuất từ những ham muốn không được xem xét và không có gì ngăn cản. Chúng dẫn đến giạ tăng bất hạnh. Chúng cứ xuất hiện trong đời sống con người nhiều lần, trong những chiều hướng mới, và cả trong kiếp sống mới, theo giáo lý của Đức Phật.

Phật Tử giống như người Ấn Độ Giáo, tin tưởng vào tái sinh. Những hành động vô ích và những thói quen bất thiện phải được loại bỏ hay khắc phục trước khi có thể giải thoát khỏi cái vòng vô tận của kiếp sống cấu thành phần lớn khổ đau của con người. Đó là một phần mà Đức Cồ Đàm ý nói bởi câu "bám níu vào cuộc sống" trong Chân Lý Thứ Nhất của Ngài. Toàn bộ hệ thống tái sinh và tất cả bất hạnh có thể chấm dứt đối với một người khi người ấy chấm dứt sự thèm muốn không có gì ngăn ngại.

Sự khao khát, sự phẫn uất, sự mê đắm -- đây là những dấu ấn của thèm muốn. Những hành động phát xuất từ chúng dẫn đến bất hạnh. Hạnh phúc đạt được bằng cách chấm dứt thèm muốn. Xây dựng tính nết con người hôm nay quyết định hạnh phúc người ấy sẽ đạt được ở ngày mai. Người Phật tử có thể nói thêm rằng loại cuộc đời mà người ta sống hôm nay quyết định một phần vận hội hạnh phúc ở kiếp luân hồi tới. Người Phật Tử không nói "một người" hay một "linh hồn" -- ngay cả đến Cái Ta Ấn Độ Giáo -- khi chuyển qua kiếp khác. Chính ảnh hưởng của kiếp quá khứ tái sinh vào kiếp tới. Khi một đứa trẻ đến tuổi trưởng thành, chúng ta biết ảnh hưởng từ lúc nhỏ của nó quyết định phần lớn việc nó trở thành loại người trưởng thành

nào. Người Phật Tử cũng nói thêm rằng điều gì đúng trong một kiếp sống thì sẽ đúng cho tất cả các kiếp sống có thể hiểu được, vì kiếp sống trần gian này chỉ là một đoạn trong nhiều đoạn khác.

Ta có thể thấy khó mà hiểu được lý thuyết Phật giáo về những ảnh hưởng quá khứ và sự luân hồi kéo dài qua nhiều kiếp sống. Nhưng rất dễ thấy rằng một lý thuyết như vậy đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về kiếp sống của mình bây giờ. Những gì mà chúng ta là hôm nay được quyết định bởi mọi thứ đã đi vào quá khứ của ta, kể cả lịch sử nhân loại. Chúng ta sẽ là gì ngày mai được quyết định ở hôm nay bởi sự lựa chọn của chúng ta. Người Phật Tử nói, chúng ta sẽ có sự lựa chọn tốt nhất khi chúng ta chọn lựa một cách thận trọng, khắc phục tính ích kỷ và những dục vọng mãnh liệt.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w