MIỀN ĐẤT HỨA

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 98 - 99)

13. CHÚA TỂ LÀ MỘT

MIỀN ĐẤT HỨA

Người Do Thái được thế giới biết đến là nhừng người nay ở chỗ này mai ở chỗ khác. Hơn hai ngàn năm trước đây, những biến chuyển trên thế giới khiến họ không có một ngôi nhà vĩnh viễn và họ bị đẩy đi lang thang trên trái đất. Bất kỳ họ định cư nơi nào, họ vẫn tiếp tục truyền thống của họ và sự thờ phượng Thượng Đế. Thường thường họ cùng nhau sống trong cộng đồng của họ, để họ có thể duy trì tốt hơn những ngày lễ và những luật lệ về chế độ ăn uống.

Người khác thấy người Do Thái sống khác và đôi khi khó hiểu. Những dị biệt khiến một số người phàn nàn, và thậm chí ngược đãi người Do Thái. Người Do Thái đã bị đối xử rất khắc nghiệt bởi những người láng giềng hơn bất cứ một tôn giáo nào khác. Đặc biệt người Thiên Chúa Giáo kết tội người Do Thái đã giết chết Đức Jesus -- và đã phạm tội ngược đãi như vậy. Đến tận ngày nay, có những nhà lãnh đạo không đắn đo biến người Do Thái trở thành kẻ dơ đầu chịu, gây hận thù đối với người Do Thái. Tại sao người Do Thái lại bi cư xử như thế là một vấn đề nghiêm trọng vẫn còn liên quan đến những người học lịch sử, xã hội học, nhân chủng học, và tôn giáo.

Họ buộc phải chịu sự cô lập, và sự ngược đãi bởi láng giềng qua nhiều năm khiến người Do Thái phải dựa vào lẫn nhau và dựa vào truyền thống nhiều hơn. Hơn hai ngàn năm, họ đã nhớ lời hứa xa xưa của Thượng Đế về mảnh đất phải là của họ. Đó là huyền thoại về miền đất hứa được tìm kiếm bởi những người Hê Brơ bỏ Ai Cập dưới sự lãnh đạo của Moses. Mảnh đất này đã một thời gian là của họ, nhưng đã bị xâm chiếm bởi hết quốc gia này đến quốc gia khác, chỉ để rồi cuối cùng bị đuổi ra khỏi miền đất này.

Nhiều người Do Thái vẫn tiếp tục hy vọng một lần nữa đất của Palestine sẽ là của họ. Để giúp mang hòa bình cho mảnh đất tranh chấp gây ra bạo động giữa những người Do Thái cực đoan nhất gọi là Zionist (người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái), và những kẻ thù truyền kiếp của của họ, người Ả Rập, vào năm 1948 Liên Hiệp Quốc chấp thuận chia một phần Palestine cho Do Thái và một phần Jordan cho người Ả Rập. Đương nhiên, những biên giới độc đoán này đã không thể giải quyết hoàn toàn sự thù địch lâu đời, trở nên phức tạp hơn bởi sự kiện cả hai quốc gia đều tuyên bố Jerusalem là của mình, thành phố thần thánh của Hồi Giáo, cũng như Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo. Liên Hiệp Quốc chấp thuận nghị quyết quốc tế hóa thị xã này nhưng không được Do Thái lẫn Jordan ủng hộ. Rồi, thành phố này vẫn cón là mảnh đất bị phân chia. Lý do để cay đắng hơn là nhiều người Do Thái phải bỏ nhà trên phần biên giới Jordan, và nhiều người Ả Rập phải di chuyển từ phần đất Do Thái khi vùng này bị chia cắt. Hiện nay hồ như có một sự hòa bình không thân thiện giữa các quốc gia; nhưng căng thẳng càng sâu xa.

Do Thái đã mở cửa cho tất cả những người Do Thái trên thế giới. Tuy nhiên có thể còn quá sớm để thấy điều gì sẽ ảnh hưởng đến Do Thái Giáo đã từ bao thế kỷ dài không có quê hương cho chính mình. Nhiều người Do Thái không coi quốc gia mới thực sự quan trọng đối với tôn giáo, vì họ tin rằng đời sống tôn giáo của họ có thể sống được ở bất kỳ nơi đâu mà họ là người biết mình. Sự thờ phượng Do Thái không dựa vào tổ quốc.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w