CÁCH THỜ PHƯỢNG

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 78 - 79)

11. KHỔNG GIÁO: LỐI SỐNG HÒA HỢP VÀ KHUÔN PHÉP

CÁCH THỜ PHƯỢNG

Khổng Tử không tìm cách thay đổi hay nói nhiều về tín ngưỡng tôn giáo và những sự tu tập ở thời gian Ngài. Đơn giản là Ngài chấp nhận chúng như thế -- ở chừng mực chúng vẫn phụng sự xã hội. Ngài không màng tới khái niệm bình dân tôn giáo hay tập tục những cái bỏ qua kinh nghiệm và kiến thức thông thường. Ngài không thích nói về quỷ thần mà nhiều người thờ cúng vì mê tín dị đoan và sợ hãi. Một lần, Đức Khổng Tử nói với một môn đồ hỏi Ngài về quỷ thần, "Trong khi bạn không thể phụng sự con người, làm sao bạn có thể phụng sự được quỷ thần?" Đối vối Ngài, thật phí thì giờ để bận tâm về điều mà bạn không biết rõ ràng. Đời sống sau khi chết là một thí dụ khác. "Trong khi bạn không biết đời sống, làm sao bạn có thể biết được về cái chết". Ta không có thì giờ về những điều ta không thể biết, vì ngay cả biết xóm giềng cũng cần đến một đời người.

Khổng Tử không quan tâm đến khái niệm về Thượng Đế và những vấn đề khác trong thần học. Nhưng Ngài có một sự tận tụy thực sự đối với những buổi lễ tôn giáo cổ, vì Ngài tin những cuộc lễ này giúp xây dựng thái độ và thói quen cần thiết cho một hạnh kiểm thích đáng. Tôn giáo cá nhân của Ngài giới hạn vào sự thờ phượng tổ tiên, cách sống luân lý của Năm Đức Hạnh Kiên Định, và sự công nhận tôn thờ Ngọc Hoàng trên thiên đường. Phần lớn, Khổng Tử chấp nhận tôn giáo cổ Trung Hoa là sự tôn thờ pha trộn các thần thiên nhiên và tổ tiên.

Số đông người Trung Hoa thờ Trời như vị thần tối thượng hay một trong nhiều thần với sự giải thích khác nhau đối với bất cứ vị thần nào. Sự thờ phượng Ngọc Hoàng Thượng Đế đã là một sự thờ cúng hoàng gia, cai quản suốt trong lịch sử Trung Hoa của các vị hoàng đế với những nghi lễ về mùa

màng. Rất ít người theo Khổng Giáo cùng với những nhà trí thức Trung Hoa khác, tham dự tích cực vào sự thờ phượng Ngọc Hoàng. Tuy nhiên họ có khuynh hướng ủng hộ những cuộc lễ của nhà Vua là có giá trị vì chúng giúp người dân nhớ lại nguồn gốc của họ.

Nhiều người hỏi: Khổng Giáo có phải là một tôn giáo không? Chính Khổng Tử cũng không cho rằng điều ngài dạy là tôn giáo. Ngài không mong chờ sự thiên khải từ Ngọc Hoàng như một sự ủy quyền về điều ngài dạy. Ngài nói với đệ tử của Ngài kính sợ Ngọc Hoàng là tốt vì đó là một thế lực thông minh, sáng tạo chuyển vận một cách hoàn toàn tự nhiên thông qua Đạo. Trời vô tư và công bằng. Sau này những người theo Không Giáo thêm vào niềm tin này là Ngọc Hoàng là một vị thần, nhưng là một vị thần không có ảnh hưởng gì đến con người hay thế giới mà Ngài tạo ra. Tuy vậy, trọng tâm chính của Khổng Giáo bao giờ cũng là lòng nhân đạo. Mạnh Tử mô tả ý muốn của Trời về những gì có ý nghĩa đối với con người bằng cách nói rằng hãy giữ đúng bản chất của nó là con đường của Trời. Cố gắng trung thực với bản chất của Trời cũng là con đường của con người.

Khổng Tử coi mình là một nhà cải cách xã hội chứ không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo. Ngài mơ ước và làm việc cho một xã hội trong đó con người sống trong sự hòa hợp hoàn hảo. Nếu điều Ngài dạy không phải là tôn giáo thí ít nhất cũng là sùng đạo. Khổng Tử dạy niềm tin của Ngài vì Ngài tin là niềm tin này được hỗ trợ bởi bản chất của mọi sự. Giáo huấn của Ngài là muốn đem con người vào sự phù hợp với thực tế.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w