CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ HA

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 42 - 44)

07. TẠI SAO TÔI KHÔNG HẠNH PHÚC?

CHÂN LÝ CAO QUÝ THỨ HA

Đức Cồ Đàm nói với đệ tử của Ngài, "Ta chỉ dạy hai điều, khổ đau và thoát khỏi khổ đau". Ngài giống như một bác sĩ đến khám bệnh nhân. Đầu tiên bác sĩ xem người bệnh cảm thấy thế nào. Rồi bác sĩ chẩn đoán nguyên

nhân của bệnh. Đức Cồ Đàm giống như một thầy thuốc giỏi, tiến vào Chân Lý Cao Quý Thứ Hai, nguyên nhân của khổ đau.

Đó là Chân Lý Cao Quý về nguồn gốc của khổ đau. Chính sự khao khát thèm muốn gây ra sự tái tạo những cái bắt đầu trở thành. Cái khao khát thèm muốn này đi kèm bởi khoái cảm nhục dục và tìm cầu thỏa mãn nơi đây, nơi kia. Nó mang dạng thức thèm muốn để làm vừa lòng giác quan, hay thèm muốn sự phát đạt.

Khổ đau là kết quả của thái độ lầm lẫn đối với thế giới và những kinh nghiệm của chúng ta trong thế giới. Thế giới không xấu, nhưng thái độ thèm muốn đã làm thế giới hình như xấu. Cái thèm muốn này, hay ham muốn thái quá làm chúng ta thành nô lệ cho bất cứ gì chúng ta thèm muốn. Ai ai cũng nhìn thấy nguyên lý này hoạt động -- thèm muốn ăn uống, thèm muốn nổi tiếng. thèm muốn thành công. Tất cả làm chúng ta mất tự do để lựa chọn một cách khôn ngoan. Điều mà Đức Phật Cồ Đàm muốn người ta thấy là ai thèm muốn thì không thể được tự do và bởi vậy không thể có hạnh phúc thực sự. Quý vị có thể nói hồ như có hạnh phúc trong khi thực hiện mọi ham muốn. "Nếu tôi có mọi thứ tôi muốn và làm mọi thứ muốn làm, tôi sẽ hạnh phúc." Nhưng loại hạnh phúc đó lại là gây ông đập lưng ông, vì nó không đem thỏa mãn sâu xa hơn mục tiêu thực sự của con người. Chúng ta thường thấy người ngày càng lệ thuộc nhiều vào những niềm vui giả tạo vì họ thực sự sợ phải đối mặt với bất hạnh sâu xa hay bất an trong chính họ.

Đức Cồ Đàm khuyên mỗi người hãy tự mình tìm ra sự khác biệt giữa hai loại hạnh phúc. Và Ngài nói về những quan sát của chính Ngài.

Khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy những tính xấu phát triển và những tính tốt mất đi, vậy nên tránh loại hạnh phúc này. Và khi theo đuổi hạnh phúc, tôi nhận thấy tính xấu mất đi, và tính tốt phát triển, thì loại hạnh phúc này nên theo.

Ngài đưa ra thêm lời khuyên cho những người tìm cầu hạnh phúc. Ngài nói, thèm muốn dẫn đến bất hạnh gây ra bởi sự ngu muội về những nhu cầu thực sự của chúng ta. Nếu chúng ta không ngu muội như vậy, chúng ta sẽ không làm cho mình bất hạnh khi theo đuổi những thứ không bao giờ toại nguyện. Điều này đem chúng ta trở lại cùng câu hỏi đã được nêu lên qua nhiều thế kỷ trước đây bởi những người Ấn Độ thông thái: "Tôi thực sự là ai?". Đức Cồ Đàm đồng ý với họ là con người không phải chỉ là cảm nghĩ và tư tưởng. Một người khôn ngoan bao giờ nói về bất cứ cảm nghĩ nào, "Điều này không

phải là tôi thực sự." Đức Phật dạy hoạt động đáng giá trong đời sống dẫn đến có nhiều kiến thức hơn về cái ngã thực sự, vì điều này đem hạnh phúc. Những thứ mà con người thường ham thích không thỏa mãn nhu cầu thực sự của họ. Một câu chuyện Phật

Giáo kể lại, trong một cuộc hành trình, Đức Cồ Đàm tình cờ gặp 30 người đàn ông đang chạy. Ngài liền ngưng họ lại và hỏi họ gặp chuyện gì, và họ liền kể lại câu chuyện. Trong khi họ đang cùng nhau đi chơi và ăn ở ngoài trời, một trong những người bạn nữ của họ đã trốn đi cũng những tư trang của người khác nên những người này nóng lòng chạy đuổi theo người ăn cắp.

Đức Phật liền hỏi một câu: "Các bạn nghĩ xem điều nào tốt hơn -- đuỗi theo người đàn bà hay đi tìm cái ngã?" Những người đàn ông này quyết định tìm cái ngã thực sự quan trọng hơn chạy theo đồ vật. Câu chuyện kể, những người này trở thành đệ tử của Đức Phật.

Giống như ba mươi thanh niên trẻ, chúng ta có thể phí phạm sức lực của chúng ta vào việc tìm kiếm vô bổ. Nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta ngưng lại và tự hỏi, "Cái gì thực sự đáng truy tìm?" Câu trả lời của Đức Cồ Đàm rất trực tiếp: Chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự thèm muốn của chúng ta, rồi chúng ta tìm cách loại bỏ nguyên nhân.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w