11. KHỔNG GIÁO: LỐI SỐNG HÒA HỢP VÀ KHUÔN PHÉP
ĐIA VỊ CỦA KHỔNG TỬ TRONG LỊCH SỬ TRUNG HOA
Trong cuộc đời mình, Khổng Tử là một bậc thầy được kính trọng, nhưng Ngài chỉ là một trong nhiều bậc thầy. Khi Ngài còn sống, tiếng tăm và sự yêu mến của nhân dân đối với Ngài không bao giờ đủ dẫn đến việc áp dụng những giáo huấn của Ngài trong chính quyền. Trái lại Ngài đã bỏ ra nhiều năm cố thuyết phục hết vị vua này đến vị vua khác áp dụng lý tưởng của Ngài, nhưng tất cả đều vô ích. Ngài có một số môn đồ trung thành tin chắc vào tính hơn hẳn về lý tưởng của Ngài, nhưng những người khác không hoàn toàn đồng ý về ý kiến này. Mãi cho đến mấy trăm năm sau khi Ngài chết, giáo huấn của Đức Khổng Tử về luân lý mới bắt đầu giành được một địa vị quan trọng trong đời sống người Trung Hoa.
Những tác phẩm cổ điễn Trung Hoa mà Ngài đã đầu tư quá nhiều thời gian và tư tưởng vào trở thành cơ sở cho khoa cử công chính về chức vụ chính quyền. Việc này đánh dấu thời buổi toàn bộ mẫu hình đời sống Trung Hoa bắt đầu là Khổng Giáo. Hơn hai nghìn năm tư tưởng của Khổng Giáo chi phối giáo dục, chính quyền và văn hóa. Việc này chính thức bị chấm dứt ngay vào đầu thế kỷ này, nhưng con người thay đổi châm hơn thể chế. Tất cả dân chúng không đột nhiên quên những truyền thống cổ.
Lý tưởng cá nhân của Khổng Tử chưa bao giờ tiến tới mức phát triển trọn vẹn, dù những lý tưởng này uốn nắn tiến trình văn minh Trung Hoa. Đôi khi vua chúa và các chính trị gia dường như tỏ ra thành thật hơn trong thực tế khi họ đi theo giáo huấn về luân lý của Ngài hy vọng sự trung thành bề ngoài với Khổng Tử của họ có thể giành được ủng hộ từ người dân. Đôi khi họ truy tặng chức tước và phẩm hàm cho Ngài và cho các hậu duệ của Ngài. Ngay sau cái chết của Ngài, Khổng Tử đã được thâu nhận gia đình tôn thờ thành tiên tổ. Những người khác cũng tiếp tay trong việc tôn thờ vì tại Trung Hoa người ta kính trọng thầy như cha mẹ. Giáo huấn của Ngài bao giờ cũng làm những người hâm mộ Ngài quan tâm chứ không bao giờ bằng một hành vi phép lạ hay đặc tính siêu phàm. Khổng Tử được tôn thờ như một vị thánh, nhưng đó chỉ là sự thờ phượng của người vô học tin tưởng rằng điều quan trọng là thờ phượng cho nhiều chứ không phải thờ phượng có suy nghĩ. Có lẽ loại thờ phượng này có thể được mô tả như sự thờ phượng anh hùng đặc biệt. Nói chung, Khổng Tử là một vị thầy lớn tại Trung Hoa và tại Nhật Bản với ảnh hưởng ít hơn. Ngài đã được vinh danh cao hơn bất cứ người nào khác trong toàn bộ quốc gia lịch sử của Ngài.
---o0o---