THỜ PHƯỢNG THẦN GIÁO

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 89 - 90)

12. THẦN GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA NHỮNG VỊ THẦN

THỜ PHƯỢNG THẦN GIÁO

Từ cuộc chiến tranh mới đây, đã có những thay đổi mạnh mẽ trong đời sống và tập quán Nhật Bản. Không thể nào có thể tiên đoán được những nghi lễ Thần Giáo cổ sẽ tiếp tục ra sao vào những năm tới. Hiệp ước hòa bình ký kết giữa Nhật và Hoa Kỳ và sự rút lui của những lực lượng chiếm đóng có thể đặt lại tầm quan trọng trong văn hóa vốn có của Nhật, hay có thể là không. Hoàng đế, bằng sắc lệnh của chính mình, đã tuyên bố rằng Ngài không còn được coi là dòng dõi Thái Dương Thần Nữ. Tuy vậy những tập quán và cảm tưởng của thần dân trung thành Nhật có thể đã có thể rõ ràng bị ảnh hưởng bởi lời tuyên bố này.

Người Nhật tiếp tục đi tới các ngôi đền có những thần và nữ thần khác nhau, để cầu nguyện cho được mùa, thực phẩm, hay sự thịnh vượng quốc gia. Họ tự tẩy uế theo phong tục và chắp tay cung kính như người Phương Đông thường làm. Rồi họ dâng lễ vật, tiền bạc, gạo, cởi giầy, và vào phòng cầu nguyện.

Người thần giáo không sử dụng hình ảnh của các thần mà sử dụng biểu tượng của các thần. Trên những kệ thờ thần có những bài vị hay những mảnh giấy ghi tên những vị thần mà họ muốn tôn kính. Một ngọn đèn được đốt tại đấy, và gia đình đặt hoa cùng một chút rượu vang hay bánh cốm bỏng ở đó hàng ngày nếu có thể được. Những người Thần Giáo trung thành cố gắng tổ chức nghi lễ cầu nguyện ngắn trước bàn thờ thần mỗi ngày.

Những thầy tu Thần Giáo, sống như thường dân, hướng dẫn các buổi lễ chính thức trong những ngày lễ quan trọng. Họ không thường xuyên thuyết giảng vào các buổi lễ hàng tuần. Họ chịu trách nhiệm bảo vệ những đồ vật thiêng liêng trong ngôi đền. Thường thường họ có một công việc khác ngoài việc làm thầy tu.

Những ngôi đền Thần Giáo có một cổng vào đặc biệt, gọi là torri. Không ai biết chính xác làm sao mà cấu trúc hấp dẫn này trở thành một phần của ngôi đền; cái nguyên thủy đích thực của nó đã bị mất từ thời cổ. Chắc là nhiều năm trước đây nó dùng để treo chim hiến tế cho Thái Dương Thần Nữ. Tuy nó không còn dùng cho mục đích này, nhưng cái cổng vào vẫn có ở lối vào tại mỗi ngôi đền Thần Giáo. Đôi khi có một dãy cổng vào. Cổng vào là biểu tượng để phân biệt của Thần Giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w