TIỂU THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA TỰ LỰC

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 53 - 56)

09. CON ĐƯỜNG NÀO TÔI PHẢI ĐI?

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO: CON ĐƯỜNG CỦA TỰ LỰC

Ở Thái Lan, Ceylon và Miến Điện, có nhiều Phật Tử thuần thành, họ tự tin vào lối sống dạy bởi vị giáo chủ, Đức Cồ Đàm. Nền tảng cơ bản trong niềm tin của họ là ta chịu trách nhiệm về sự cứu độ của mình. Quá khứ, hiện tại, tương lai của mình -- tất cả đều do chính mình. Như Đức Phật dạy, họ tin như vậy. Không có thần thánh nào sắp xếp sự cứu độ này. Không ai có thể làm việc đó cho mình.

Người Phật Tử Tiểu Thừa mộ đạo thực sự là A La Hán mà bổn phận đầu tiên là tự cứu độ. Người ấy hành trì chuyên cần để giải thoát khỏi phiền não của nhiều kiếp. Người ấy tự mình dấn thân vào sự tìm cầu giải thoát bằng cách tập trung vào lời dạy và triết lý từ giáo lý của Đức Cồ Đàm. Những nhu cầu về vật chất như ăn, ở, và quần áo đều hạn chế đến mức tối thiểu. Cả đến những thứ này cũng thường được tiếp tế bởi các tín đồ khác, những người không thể phá tất cả những ràng buộc theo cách A La Hán làm. Họ hy vọng giành được công đức do sự giúp đỡ A La Hán.

Giống như tất cả các tôn giáo khác, có một số ít người có thể và đặt mọi thứ khác đứng sau việc tìm cầu đạo lý. Công nhận sự thật này, những nhà sư dạy dân chúng không có cách nào khác hơn là học hỏi chân lý mà Đức Phật dạy

cho họ. Không có thầy tu trong cộng đồng Phật Giáo Tiểu Thừa nhưng có một đoàn thể tăng già tích cực. Họ dạy dân chúng điều họ coi là thiết yếu: phát triển tinh thần hàng ngày và bầy tỏ lòng khả ái đối với mọi thứ. Những người Phật Tử ngày nay học hỏi điều Đức Cồ Đàm dạy cho người cư sĩ đã tập trung đông đảo để học tập giáo lý từ Ngài. Họ được yêu cầu giữ năm giới đầu tiên của đoàn thể tăng già cổ xưa. Họ cũng được dạy tụng lời nguyện Phật Giáo rất phổ biến về "Qui Y "

Tôi qui y Phật Tôi qui y Pháp Tôi qui y Tăng

Những lời dạy của các nhà sư truyền bá khắp các vùng đất Tiểu Thừa Phật Giáo vì hầu hết tất cả thanh niên trẻ đều tu học một thời gian trong các tu viện như một phần học hành của họ. Nơi đây họ tham dự vào phần nghiên cứu vào những buổi lễ tôn giáo, trong thiền hành và tất cả các hoạt động khác của tu viện. Những nhà sư dạy họ nhấn mạnh vào khái niệm quan trọng nhất trong Phật Giáo Tiểu Thừa -- đó là họ phải học để chịu trách nhiệm về sự phát triển đạo lý của mình. Họ được khuyến khích nghiên cứu và đặt thành vấn đề các truyền thống đạo lý. Họ sẽ không chấp nhận lý thuyết hay tu tập không giúp ích gì cho việc tìm cầu đạt Niết Bàn. Họ học hỏi những giá trị của sự tự chủ và ôn hòa trong tất cả mọi sự việc.

Sau việc học hành như vậy, một số thiếu niên quyết định xin được thọ giới và sống như một nhà sư trong suốt cuộc đời còn lại. Mọi người vui với chiều hướng của biến chuyển này, vì tất cả các tín đồ cảm thấy đó là con đường duy nhất bảo đảm sự giải thoát khỏi cái vòng vô tận đau khổ của kiếp sống. Tuy nhiên, gia đình buồn phiền vì rút cục là mất đứa con, tự an ủi bằng cách nhớ rằng không nên bám níu quá nhiều vào bất cứ thứ gì. Họ biết rằng đứa con trai ấy đang làm việc để đạt Niết Bàn. Có những cuộc lễ long trọng để đánh dấu những nguyện sống cuộc đời tu viện. Các chàng trai làm lớn chuyện Từ Bỏ Vĩ Đại mà Đức Cồ Đàm đã làm, từ bỏ gia đình và vương quốc, khoác áo nhà sư và mang bình bát khất thực, quyết tâm đi tìm sự giải thoát.

Người Phật Tử tin rằng những lời dạy của Đức Cồ Đàm vẫn áp dụng cho đời sống ở thế kỷ hai mươi vì giáo lý ấy xuất phát thẳng từ sự vật lộn với cuộc đời của Đức Cồ Đàm. Vì trí tuệ của Ngài đạt được trực tiếp từ cái xẩy ra cho Ngài chứ không phải do sách vở, ngày nay những người Phật Tử Tiểu Thừa được khuyến khích đi theo cùng loại tiến trình học tập Ngài đã làm. Hầu hết

họ xác quyết vị giáo chủ của họ rất đúng về sự hiểu biết bản chất của phiền não và cách để vượt qua nó. Cho nên người Phật Tử hết thế này đến thế hệ khác thấy giáo lý cổ xưa vẫn giá trị. Đó là lý do tại sao những người Phật Tử Tiểu Thừa ngày nay vẫn rất gần gũi với tinh thần của những người Phật Tử lúc phôi thai ở Ấn Độ cổ xưa.

Giống như hầu hết các tôn giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa đã cùng hòa hợp với người dân lâu đời đến nỗi một số tập tục xã hội ngày này dường như là một phần của tôn giáo này. Cả đến trẻ em cũng được dạy sự cần tự chủ, kính trọng Phương Đông và sự thờ kính cha mẹ, giản dị trang nhã về con người và nhà cửa, sự thanh thản về xúc cảm và cư xử. Trong một số nhà và chùa có các thần tượng hay những tượng Phật, ngoài ra người ta đặt những bông hoa trắng tượng trưng sự tôn kính.

Tràn đầy tất cả những công trình xây dựng nhiều mầu sắc nhưng yên tĩnh của Phật Giáo Tiểu Thừa là những khái niệm thiết yếu. Con người tự mình phải hiểu biết về sự giải thoát của chính mình, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Người ấy phải tỏ ra đồng cảm và hòa thuận trong các cuộc tiếp xúc với tất cả chúng sinh. Người ấy phải học cách kiểm soát tất cả tư tưởng và hành động của mình, vì đây là những thứ này làm thành chính con người ở cõi đời này và chúng ảnh hưởng đến tất cả những kiếp kế tiếp.

Không có hành động hay tư tưởng nào ngăn chặn ta hoàn thành việc đó. Nó tiếp tục trong cái nó là nguyên nhân xẩy ra. Nếu bạn trở nên nóng giận và sỉ vả một người bạn, đó không phải là sự chấm dứt của hành động và lời nói. Người bạn, bị xúc phạm bởi sự nóng giận của bạn, có thể phản ứng lại bằng giận dữ với bạn hay cả đến với người khác. Trên phương diện đó, hành động này tiếp tục và sống dựa vào những hành động khác. Con đường của hành động tử tế cũng diễn ra như vậy. Khi bạn tỏ lòng tốt với một người khác hay cả đến một con vật, khiến người nhận được sự tử tế cũng hành động cùng một cách đối vối bên thứ ba.

Ta gặt cái ta gieo: Người Phật Tử tin rằng tính nết hình thành những tư tưởng và hành động mà ta đã gieo. Kết quả của tư tưởng và hành động là cái được tái sinh -- không phải cái "tôi tinh thần" hay linh hồn. Ta chỉ nhớ lại cuộc đời mà Ngài Cồ Đàm sống, Ngài đã làm gương hơn là chỉ bằng lời nói. Ngài đã chứng tỏ tất cả con người có thể giáo dục lấy mình đến giác ngộ và Niết Bàn. cho dù mất hơn một kiếp sống. Tác động của tư tưởng và hành động thiện và nhân ái của Đức Cồ Đàm vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và

mọi thời đại dù Đức Cồ Đàm đã tự giải thoát khỏi vòng tái sinh. Mọi người đều có thể làm những gì như Đức Cồ Đàm đã làm.

---o0o---

Một phần của tài liệu NHỮNG TÔN GIÁO LỚN TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN LOẠI (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w