- Thay đổi hướng của khối: Ta có thể thay đổi hướng của khối bằng vào menu Format r ồi: Chọn Flip Block để quay khối 1800và Rotate Block để quay khối 90 0
c) Xây dựng Stato động cơ không đồng bộ ba pha
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện”, tác giảđóng góp một sốquan điểm cụ thể sau:
1) Mô hình mô phỏng là phương pháp dạy học sống động, trực quan và có hiệu quả rất cao trong quá trình truyền thụ kiến thức. Có nhiều dạng mô hình mô phỏng, trong đó dạng mô hình mô phỏng số kết hợp với các phương tiện kỹ thuật
dạy học hiện đại và sự ứng dụng các phần mềm tin học cho phép đa dạng hóa các
lĩnh vực áp dụng và nâng cao hiệu quả dạy, học trong nhà trường.
2) Giáo dục đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện có những đặc điểm riêng như: nội dung phức tạp, trừu tượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất an toàn, đòi hỏi nhiều
thiết bị hiện đại đắt tiền v.v. Hiện tại còn nhiều bất cập khi sử dụng phương pháp
truyền thống trong giảng dạy tri thức ngành điện, đặc biệt trong bối cảnh trang thiết bị dạy học tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương còn khá khiêm tốn. Việc áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy tri thức đối với ngành này là hết sức thiết thực và hiệu quả.
3) Hai bài thí nghiệm: “Mô phỏng mạch chỉnh lưu cầu ba pha sử dụng thyristor” và “mô phỏng biến tần ba pha” được xây dựng theo phương pháp mô hình mô phỏng trong môi trường Matlab/Simulink là các minh chứng cho việc áp
dụng phương pháp mô hình mô phỏng đối với chuyên ngành Kỹ thuật điện.
4) Các kết quả khảo sát và thí nghiệm cho thấy hiệu quả tuyệt vời của phương pháp mô hình mô phỏng. Việc áp dụng các bài thí nghiệm này không chỉ cho phép nâng cao hiệu quả truyền đạt kiến thức, mà còn cho phép tiết kiệm được nhiều thiết bị, máy móc, giáo cụv.v. và do đó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
5) Với xu hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung đào tạo; với phong trào đổi
mới phương pháp dạy học; với thực trạng dạy thực hành và yêu cầu về cơ sở vật
102
hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện là một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng
phương pháp mô hình mô phỏng để giảng dạy. Do vậy yêu cầu người giáo viên phải
biết lựa chọn, kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy với nhau để nâng cao hiệu quả dạy và học.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, trong tương lai, luận văn sẽđược hoàn thiện
dần theo hướng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng mô hình mô phỏng cho
một số nội dung còn lại trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện. Cụ thể
như: Nghiên cứu mô phỏng các đặc tính và đáp ứng dòng điện, điện áp, tốc độ,
mômen của các động cơ điện; nghiên cứu mô phỏng quá độ trong các loại máy điện; nghiên cứu mô phỏng quá trình chuyển mạch trong các thiết bị điện tử công suất; nghiên cứu mô phỏng các hệ thống điều khiển tốc độ động cơ một chiều, xoay chiều; mô phỏng quá độ sự cố (chuyển mạch, ngắn mạch) trên hệ thống đường dây
truyền tải điện v.v.
Tác giảđề xuất một số kiến nghị sau:
- Giáo viên cần xây dựng nhiều nội dung mô hình mô phỏng trong lĩnh vực kỹ
thuật điện cho sinh viên tham khảo, tự học và tự nghiên cứu.
- Cần tăng cường trang bịcác phương tiện kỹ thuật hiện đại, trang bị máy tính,
máy chiếu, hệ thống âm thanh, phòng thực hành tin học, phòng học đa phương tiện, phòng học đa năng trong các trường đào tạo. Điều này không những giúp thực thi
phương án sử dụng mô hình mô phỏng trong đào tạo mà còn rất hữu ích cho việc
triển khai những ứng dụng khác của CNTT trong dạy học (các bài giảng điện tử,
sách điện tử, thư viện điện tử, khai thác thông tin trên Internet v.v.).
- Tăng cường bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên, bồi dưỡng cho giáo
103
khu vực, quốc gia, quốc tế), tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học,
bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học – ngoại ngữ cho giáo viên, tổ chức các cuộc thi
giáo viên dạy giỏi để học tập, trao đổi và trau dồi các kinh nghiệm giảng dạy.
- Tiến hành đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
nhằm tạo động lực thúc đẩy giáo viên đổi mới PPGD.
- Giáo viên cần tìm hiểu để biết được cảm nhận của sinh viên sau mỗi giờ giảng để tựđiều chỉnh lại bài giảng, phương thức truyền đạt cho phù hợp và hiệu quả.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Huỳnh Đình Chiến, Cơ sở lý luận việc ứng dụng khoa học công nghệ trong đổi mới giáo dục, kỷ yếu hội nghị “Đổi mới giáo dục” Đại học huế (2006).
[2]. Phan Chí Chính, Bàn về phương pháp dạy học và học tích cực trong giáo dục kỹ thuật và đào tạo Đại học – Cao đẳng, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp phát triển công nghiệp TP. HCM.
[3]. Hồ Ngọc Đại (1994), Công nghệ giáo dục tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội.
[4]. Đa Vư Đôv (Sách dịch) (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
[5]GS. TS Nguyễn Công Hiền, TS. Nguyễn Phạm Thục Anh (2006), Mô hình
hóa hệ thống và mô phỏng, Nxb Khoa học kỹ thuật.
[6]. TS. Lê Huy Hoàng (2004), Thí nghiệm, thực hành ảo ứng dụng trong dạy học KTCN lớp 12 Trung học phổ thông, Luận án Tiến sỹ Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2003), Lý luận dạy học Đại học, Nxb ĐHSP
Hà Nội.
[8].Nguyễn Thế Hùng (2002), Multimedia và ứng dụng, Nxb Thống kê.
[9]. Đặng Thành Hưng (1994), Tổng quan, quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Xuân Khôi (2000), Đổi mới dạy học kỹ thuât – Nghề nghiệp,
tham luận Hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực tại ĐHSPKT 10/2000, TP.HCM.
[11]. Nguyễn Văn Khôi (2003), Sử dụng phương tiện và kỹ thuật dạy học theo hướng tương tác trong dạy học kỹ thuật. Bài tham luận hội thảo PP – PT Đổi mới dạy học kỹ thuật, tổ chức ngày 28, 29/11/2003 tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM
[12]. GS. TS Nguyễn Xuân Lạc (2007), Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học Công nghệ. Bài giảngcho lớpCao học chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật.
[13]. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục Hà Nội. [14]. Lê Thanh Nhu (2002), Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học kỹ thuật công nghiệp, Luận án Tiến sỹ Tâm lý giáo dục, Hà Nội.
105
[15].Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lý tích cực, tự chủ sang tạo, Nxb ĐHSP.
[16]. Nguyễn Phùng Quang (2005), Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động, Nxb Khoa học & Kỹ thuật.
[17]. Ngô Tứ Thành (2008), Phương pháp mô phỏng trong giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật, Tạp chí Học việnCông nghệ Bưu chính viễn thông.
[18]. Nguyễn Trọng Thắng, Những vấn đề chung của lý luận dạy học chuyên ngành điện, khoa Điện – Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM.
[19]. Vũ Trọng Rỹ (2005), Các yêu cầu cơ bản đối với thí nghiệm ảo – sản phầm multimedia, Tạpchí Giáo dục.
[20]. Ban chấp hành TW khóa X (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[21]. Triết học Mac – Lenin, Tập 1, Nxb Giáo dục 1995. [22]. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1997.
[23]. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc các trường ĐHSP và CĐSP (2003), ứng dụng CNTT trong dạy học và nghiên cứu hóa học, ĐHSPHN.
[24]. Babanski Iu.K (1982), Tối ưu hoá quá trình dạy học, Nxb Matxcơva. [25]. Cuban, L, Teacher and machines: The Classroom use of technology since the 1920s, New York: Teachers College Press, (1986).
[26]. Lecne. I.Ia. Craepxki B. B (1983), Cơ sở lý luận của nội dung học vấn phổ thông, Nxb Matxcơva.
[27]. Krause, P.C., O.Wasynczuk, and S.D. Sudhoff, Analysis of Electric Machinery, IEEE Press, 1995.
[28]. Mohan, N., T.M. Undeland, and W.P. Robbins, Power Electronics: Converters, Applications, and Design, John Wiley & Sons, Inc., New York, 1995, Section 8.4.1.
[29]. Rajagopalan, V., Computer Aided Analysis of Power Electronic Systems, Marcel Dekker, Inc., New York, 1987.
106 Website: [30]. http://www.hieuhoc.com/tintuc/chitiet/hoi-thao-tap-huan-quoc-te-ve- phuong-phap-giang-day-hien-dai [31]. http://phet.colorado.edu/index.php [32]. http://physics.allym.ac.kr/edcation/oregon/vlab [33]. http://www.jhu.edu/~virlab/logic/logic.htm [34]. http://www.learningcircuits.org/glossary.html. [35]. http://www.mathworks.com
107
PHỤ LỤC: Ý nghĩa một vài khối trong thư viện Simulink