- Điều khiển giờ học:
1.3.2. Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ thuật
Trong những năm gần đây, CNTT được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất bởi những hiệu quả to lớn mà CNTT mang lại cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy vậy, tại Việt Nam tiềm năng to lớn mà CNTT có thể mang lại cho GD – ĐT, đặc biệt trong đào tạo kỹ thuật vẫn chưa được khái thác một cách thỏa đáng. Xét cho quá trình đào tạo kỹ thuật, với sựđa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, CNTT hoàn toàn có thể trợ giúp cho quá
trình đào tạo bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc ứng dụng CNTT trong đào tạo đã khiến máy vi tính (MVT) trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình đào tạo kỹ thuật.
Khả năng biểu diễn thông tin: Nhờ chức năng có thể tạo nên, lưu trữ và hiển
thị lại một khối lượng thông tin vô cùng lớn dưới dạng văn bản, hình ảnh và âm
thanh, MVT được sử dụng để hỗ trợ người dạy trong việc minh họa các hiện tượng, quá trình tự nhiên cần nghiên cứu. Tất cảcác văn bản, hình ảnh, âm thanh cần minh họa cho bài học đều có thể được lựa chọn, sắp xếp trong MVT và được trình bày nhanh chóng, sắc nét với chất lượng cao theo một trình tự bất kỳ trong giờ học. Người dạy không mất thời gian để chép và vẽ lại, do đó tiết kiệm được thời gian để dành cho việc thảo luận bài học. MVT thể hiện ưu việt của nó hơn hẳn các PTDH khác còn ở chỗ: Ngay tức khắc, theo ý muốn của người dạy, nó có thể phóng to, thu nhỏ, làm chậm, làm nhanh, dừng lại quá trình đang xảy ra hay chuyển sang nghiên cứu quá trình khác, nâng cao việc trực quan hóa tài liệu học tập.
Dưới góc độ điều khiển học, quá trình dạy học là quá trình điều khiển hoạt
động nhận thức của người học. Với một chương trình phù hợp, MVT có thể điều
khiển được hoạt động nhận thức của người học trong việc cung cấp thông tin, thu
nhận thông tin ngược, xửlý thông tin và đưa ra giải pháp cần thiết giúp hoạt động
57
Tính lặp lại trong dạy học: Khác với người dạy, MVT có thể lưu trữ một thông
tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho người học đến mức đạt được mục đích sư phạm
cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thểngười học trong quá trình dạy học trở thành hiện thực. Điều này tạo điều kiện cho việc cá thể hóa quá trình dạy học.
Khả năng mô hình hóa đối tượng:Đây chính là khảnăng lớn nhất của máy tính. Nhờ các phần mềm vềđồ họa (Photoshop, 3D max v.v.), phần mềm thiết kế (CAD, CAM, Flash MX, Crocodile Physics, SolidWorks, Matlap Simulink v.v.) ta có thể mô
hình hóa các đối tượng, mô phỏng các hiện tượng, quá trình thông qua các dấu hiệu,
mối quan hệ có tính bản chất nhất của đối tượng đó. Ta có thể xây dựng các phương án khác nhau và so sánh chúng, từ đó đưa ra phương án tối ưu nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhận thức của người học. Thật vậy, có nhiều hiện tượng không thể truyền tải bằng mô hình thông thường, nhưng máy tính có thể mô phỏng hoàn toàn chúng, ví dụ như các quá trình xảy ra trong lò phản ứng hạt nhân, hiện tượng diễn ra trong xilanh của động cơ đốt trong, chuyển động của các hạt mang điện xung quanh hạt nhân, các hiện tượng điện từ, từ trường trong máy điện, dòng điện, điện áp v.v. Với sự phát triển của công nghệ phần mềm hỗ trợ cho giảng dạy, ta có thể xây dựng và quan sát mô hình tĩnh, mô hình động ở các góc độ khác nhau, trong không gian 1, 2, 3 chiều, với đủ các loại màu sắc khác nhau trong tự nhiên.
Khả năng lưu trữ và khai thác thông tin: Với bộ nhớ ngoài có dung lượng lớn
như hiện nay, MVT có khảnăng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu. Điều này cho phép
thành lập ngân hàng các dữ liệu. Các MVT có thể kết nối với nhau tạo thành các mạng cục bộ hay kết nối với mạng thông tin toàn cầu Internet. Đó là tiền đề giúp
cho người dạy và người học dễ dàng chia sẻ, khai thác, cũng như xử lý thông tin
hiệu quả.
Thứ hai,ứng dụng CNTT trong dạy học có thể hỗ trợ nhiều hình thức dạy học khác nhau, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng cao của mọi thành phần trong
xã hội. Tuy nhiên, do đặc thù của đào tạo kỹ thuật, các hình thức dạy học từ xa, dạy
học điện tử v.v. sẽ có những hạn chế nhất định và chỉ phù hợp với một số nội dung
58
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc giao cho MVT thực hiện
một số chức năng của người dạy ở một số khâu khác nhau của quá trình dạy học.
Cách dạy này đã thể hiện nhiều ưu điểm về mặt sư phạm, khuyến khích sự làm việc
độc lập của người học, đảm bảo mối liên hệngược và cá biệt hóa quá trình học tập.
1.3.3. Khảnăng áp dụng mô hình mô phỏng trong đào tạo ngành kỹ thuật điện 1.3.3.1. Vềcơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học