Những bất cập trong phương pháp truyền thống khi giảng dạy chuyên ngành k ỹ thuật điện

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 44 - 45)

- Điều khiển giờ học:

1.2.2. Những bất cập trong phương pháp truyền thống khi giảng dạy chuyên ngành k ỹ thuật điện

Với một số ngành học, môn học có tính chất “sôi kinh, nấu sử” thì phương pháp giảng dạy truyền thống, thầy “giáp mặt” với trò chưa lộ rõ các nhược điểm. Nhưngđối

với lĩnh vực giáo dục kỹ thuật điện, phải đào tạo cả kiến thức và kỹnăng nghề nghiệp

trong các ngành công nghiệp có mức độ tự động hoá, tin học hoá ngày càng cao thì

phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ trở nên bất cập vì những lý do sau:

Nội dung các môn học chuyên ngành điện thường lồng ghép rất nhiều hình vẽ

mạch điện phức tạp, các nguyên lý làm việc phức tạp của các thiết bị điện và các

loại máy móc dùng trong công nghiệp. Với phương pháp dạy học truyền thống, để

truyền đạt những kiến thức trên cho sinh viên, giáo viên phải mất khá nhiều thời

gian để vẽ hình trên bảng, nhưng những hình vẽ trên bảng luôn ở trạng thái “tĩnh”,

ít có sức thuyết phục dẫn đến sinh viên khó trực quan hoá, khó tư duy và khó nhận thức kiến thức. Mặt khác, do mất nhiều thời gian vẽ hình trên bảng nên thời gian để làm việc trực tiếp với sinh viên sẽ không nhiều, dẫn đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy không cao.

Phương pháp dạy học truyền thống không thể sử dụng những hình ảnh động

để mô phỏng hoạt động “như thật” của các mạch điện tử, các thí nghiệm thực hành ảo hoạt động của các thiết bị v.v. làm cho nội dung bài giảng không sống động, không trực quan, không tác động lên nhiều giác quan của sinh viên để thúc đẩy

động cơ học tập, tạo sự tập trung và hứng thú trong học tập. Mặt khác, giáo viên

không thể sử dụng các thí nghiệm, thực hành ảo, các bài mô hình mô phỏng để huấn luyện, cung cấp những kinh nghiệm gián tiếp cho sinh viên trước khi học thực hành

44

Do diễn giải chỉ bằng tư duy logic, thầy dẫn dắt truyền đạt để trò thu nhận nên bài giảng chỉ dừng lại được ở các mô hình toán học, các sơ đồ thuật toán, các lưu đồ công nghệ v.v. Kết quả là các kỹsư, cửnhân đào tạo ra ôm một mớ lý thuyết và khi khai triển ứng dụng vào thực tiễn thì rất khó khăn.

Do tiếp thu thụ động, người học bị hạn chế sự sáng tạo, thiếu khả năng tự nghiên cứu trong quá trình tiếp cận các lĩnh vực công nghệ mới. Sau quá trình học ra làm việc, người học thường bịđộng với công việc, thiếu khảnăng tựđào tạo, cập nhật và tựnâng cao trình độ, thiếu khảnăng làm việc nhóm, thiếu khảnăng hợp tác trong công việc. Đây lại là các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cần thiết đối với người học hiện nay. Để khắc phục những bất cập trên, tác giả luận văn tiến hành nghiên cứu và ứng dụng phương pháp “mô hình mô phỏng” trong giảng dạy chuyên ngành

kỹ thuật điện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo.

1.2.3. Tác dụng của phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện (Trang 44 - 45)