- Thay đổi hướng của khối: Ta có thể thay đổi hướng của khối bằng vào menu Format r ồi: Chọn Flip Block để quay khối 1800và Rotate Block để quay khối 90 0
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và ứng dụng
phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điện
Ngoài phần tổng quan về mô hình mô phỏng, trong chương này, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng
phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên nghành Kỹ thuật điện.
Những luận điểm chính trong chương này có thể tóm tắt lại như sau:
Mô hình mô phỏng là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhiều trong NCKH, giúp ta nghiên cứu hệ thống một cách chủ động. Giải quyết
những khó khăn khi tiến hành nghiên cứu với mô hình thực, những đối tượng, hệ
thống khó hoặc không thể trực tiếp nghiên cứu được do nhiều nguyên nhân khác
nhau như: Tính kinh tế, tính nguy hiểm, điều kiện khách quan, thời gian diễn biễn
quá ngắn hoặc quá dài.
Phương pháp mô hình mô phỏng trong dạy học là phương pháp nhận thức thế
giới thực thông qua nghiên cứu mô hình của đối tượng mà ta quan tâm. Đây là
phương pháp dạy học có hiệu quả cao về nhiều mặt như trực quan, sinh động, phát
huy tư duy sáng tạo, gây hứng thú trong học tập và nghiên cứu.
Nội dung, kiến thức ngành kỹ thuật điện mang tính trừu tượng, cụ thể, thực tiễn, phổ biến, phong phú, đa dạng, phức tạp, khoa học, công nghệ, hiện đại và tự động hoá cao. Việc áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy các môn học chuyên ngành kỹ thuật điện làm tăng tính trực quan, sinh động, phát triển
114
tư duy sáng tạo, tăng khả năng tự học và tự nghiên cứu, gây hứng thú và sự yêu
thích đối với môn học, ngành học của sinh viên. Ngoài ra, bổ sung đáng kể các bài
thực hành, thí nghiệm ảo trong giảng dạy, góp phần giải quyết lớn vềcơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành cho chuyên ngành đào tạo.
Với xu hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung đào tạo; với phong trào đổi mới
phương pháp dạy học; với thực trạng dạy thực hành và yêu cầu về cơ sở vật chất
trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện. Việc sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện là một điều cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng có thể
sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng để giảng dạy. Do đó yêu cầu người giáo
viên phải biết kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy với nhau.
Chương 2. Nghiên cứu phần mềm mô phỏng Simulink trong đào tạo
chuyên ngành Kỹ thuật điện
Trong chương này, tác giảđã phân tích một số nội dung sau:
Tìm hiểu một số phần mềm thường sử dụng để mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành Kỹ thuật điện. Trong đó lựa chọn phần mềm mô phỏng Matlab/Simulink để nghiên cứu.
Các thao tác cơ bản xây dựng một mô hình mô phỏng trong cửa sổ Simulink.
Các thư viện, các khối quan trọng trong Simulink để xây dựng mô hình mô
phỏng các bài toán trong chuyên ngành đào tạo kỹ thuật điện.
Quy trình xây dựng mô hình mô phỏng trong Simulink.
Chương 3. Xây dựng một số bài mô hình mô phỏng trong chương trình dạy
học chuyên ngành Kỹ thuật điện
Trong chương này, các nhiệm vụcơ bản sau đã được giải quyết:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và ứng dụng
phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện.
- Xây dựng được hai bài mô hình mô phỏng sử dụng phần mềm Simulink có thể áp dụng cho giảng dạy môn “Điện tử công suất” thuộc chuyên ngành đào tạo Kỹ
115
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong
giảng dạy ngành kỹthuât điện.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện”, tác giảđóng góp một sốquan điểm cụ thể sau:
1) Mô hình mô phỏng là phương pháp dạy học sống động, trực quan và có hiệu quả rất cao trong quá trình truyền thụ kiến thức. Có nhiều dạng mô hình mô
phỏng, trong đó dạng mô hình mô phỏng số kết hợp với các phương tiện kỹ thuật
dạy học hiện đại và sự ứng dụng các phần mềm tin học cho phép đa dạng hóa các
lĩnh vực áp dụng và nâng cao hiệu quả dạy, học trong nhà trường.
2) Giáo dục đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện có những đặc điểm riêng như: nội dung phức tạp, trừu tượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất an toàn, đòi hỏi nhiều
thiết bị hiện đại đắt tiền v.v. Hiện tại còn nhiều bất cập khi sử dụng phương pháp
truyền thống trong giảng dạy tri thức ngành điện, đặc biệt trong bối cảnh trang thiết bị dạy học tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương còn khá khiêm tốn. Việc áp dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy tri thức đối với ngành này là hết sức thiết thực và hiệu quả.
3) Hai bài thí nghiệm: “Mô phỏng mạch chỉnh lưu cầu ba pha sử dụng thyristor” và “mô phỏng biến tần ba pha” được xây dựng theo phương pháp mô hình mô phỏng trong môi trường Matlab/Simulink là các minh chứng cho việc áp
dụng phương pháp mô hình mô phỏng đối với chuyên ngành Kỹ thuật điện.
4) Các kết quả khảo sát và thí nghiệm cho thấy hiệu quả tuyệt vời của phương pháp mô hình mô phỏng. Việc áp dụng các bài thí nghiệm này không chỉ cho phép nâng cao hiệu quả truyền đạt kiến thức, mà còn cho phép tiết kiệm được nhiều thiết bị, máy móc, giáo cụ v.v. và do đó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
116
5) Với xu hướng đổi mới về mục tiêu, nội dung đào tạo; với phong trào đổi
mới phương pháp dạy học; với thực trạng dạy thực hành và yêu cầu về cơ sở vật
chất trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện. Việc sử dụng phương pháp mô hình mô phỏng trong giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật điện là một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng có thể sử dụng
phương pháp mô hình mô phỏng để giảng dạy. Do vậy yêu cầu người giáo viên phải
biết lựa chọn, kết hợp và sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy với nhau để nâng cao hiệu quả dạy và học.
2. Kiến nghị
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, trong tương lai, luận văn sẽđược hoàn thiện
dần theo hướng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng mô hình mô phỏng cho
một số nội dung còn lại trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện. Cụ thể
như: Nghiên cứu mô phỏng các đặc tính và đáp ứng dòng điện, điện áp, tốc độ,
mômen của các động cơ điện; nghiên cứu mô phỏng quá độ trong các loại máy điện; nghiên cứu mô phỏng quá trình chuyển mạch trong các thiết bị điện tử công suất; nghiên cứu mô phỏng các hệ thống điều khiển tốc độ động cơ một chiều, xoay chiều; mô phỏng quá độ sự cố (chuyển mạch, ngắn mạch) trên hệ thống đường dây
truyền tải điện v.v.
Tác giảđề xuất một số kiến nghị sau:
- Giáo viên cần xây dựng nhiều nội dung mô hình mô phỏng trong lĩnh vực kỹ
thuật điện cho sinh viên tham khảo, tự học và tự nghiên cứu.
- Cần tăng cường trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, trang bị máy tính,
máy chiếu, hệ thống âm thanh, phòng thực hành tin học, phòng học đa phương tiện, phòng học đa năng trong các trường đào tạo. Điều này không những giúp thực thi
117
triển khai những ứng dụng khác của CNTT trong dạy học (các bài giảng điện tử,
sách điện tử, thư viện điện tử, khai thác thông tin trên Internet v.v.).
- Tăng cường bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên, bồi dưỡng cho giáo
viên về sử dụng các phương tiện hiện đại, tổ chức các buổi hội thảo về KHCN (trong khu vực, quốc gia, quốc tế), tổ chức các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học,
bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học – ngoại ngữ cho giáo viên, tổ chức các cuộc thi
giáo viên dạy giỏi để học tập, trao đổi và trau dồi các kinh nghiệm giảng dạy.
- Tiến hành đánh giá hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
nhằm tạo động lực thúc đẩy giáo viên đổi mới PPGD.
- Giáo viên cần tìm hiểu để biết được cảm nhận của sinh viên sau mỗi giờ giảng để tựđiều chỉnh lại bài giảng, phương thức truyền đạt cho phù hợp và hiệu quả.